Các ban Khối Nội Dung
VietNamNet tuổi 20
VietNamNet tuoi 20
VietNamNet tuổi 20
VietNamNet tuổi 20
VietNamNet tuổi 20
v
VietNamNet tuoi 20
VietNamNet tuoi 20
TBT Báo VietNamNet Phạm Anh Tuấn

Ông Phạm Anh Tuấn công tác tại VietNamNet từ năm 2001, cùng với nguyên Tổng Biên tập Nguyễn Anh Tuấn xây dựng nội dung tờ báo từ thời trứng nước.

Ông Phạm Anh Tuấn là linh hồn của mọi chủ trương quan trọng của VietNamNet trong những dấu mốc lớn của tờ báo: tách VietNamNet từ VNPT về trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông; chuyển hệ thống quảng cáo từ thuê ngoài về tự làm, và tham gia chỉ đạo Công ty CP Truyền thông VietNamNet.

Tổng Biên tập Phạm Anh Tuấn đề xướng và trực tiếp chỉ đạo thực hiện một loạt những đổi mới thiết yếu với tờ báo: Chuyên mục mới, Góc nhìn thẳng, Hotface, giao diện mới, thân thiện với người sử dụng, ứng dụng công nghệ mới và việc phát hành báo...

Ông là một người cởi mở, lắng nghe cấp dưới, tạo dựng môi trường làm việc lành mạnh, trong sạch, xây dựng và duy trì một tập thể người làm báo sống đoàn kết, tình cảm và đồng chí hướng.

Không chỉ thế, người từng được biết đến là một trong những “Tổng biên tập trẻ nhất Việt Nam” này còn có những sở thích rất cá tính như điều khiển máy bay mô hình, ô tô địa hình. Và ông cũng nhận được sự nể phục của nhiều ca sĩ chuyên nghiệp vì giọng hát vô cùng ngọt ngào, điêu luyện của mình.

TBT Báo VietNamNet Phạm Anh Tuấn

“Người đàn bà thép của VietNamNet” - bà Hoàng Thị Bảo Hương đã gắn bó với báo từ những ngày đầu tiên của hành trình VietNamNet. Đến nay, bà đang đảm nhận hai vai trò quan trọng: Phó Tổng biên tập Báo VietNamNet và Tổng Giám đốc Công ty CP Truyền thông VietNamNet.

Với gần 20 năm gắn bó, đồng hành cùng VietNamNet, Phó Tổng biên tập Hoàng Thị Bảo Hương đã được “tôi luyện” và trưởng thành từ những vị trí công việc quan trọng trong tổ chức. Nhận nhiệm vụ Phó Tổng biên tập Phụ trách Quản lý - Kinh doanh, Ủy viên Ban Biên tập, ở cương vị nào bà cũng đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Với kiến thức sâu rộng về Luật và kinh nghiệm dày trong kinh doanh truyền thông Phó Tổng biên tập Hoàng Thị Bảo Hương đã có những phản biện sắc sảo, góc nhìn đa chiều, tham gia cùng Ban Biên tập định hướng nội dung góp phần nâng cao chất lượng, uy tín của Báo VietNamNet. Ấn tượng nhất, Phó Tổng biên tập Hoàng Thị Bảo Hương đã chuyển hoạt động quảng cáo - truyền thông từ ”thuê ngoài” thành “VietNamNet tự làm”. Cùng với đó, xây dựng thành công hệ thống kinh doanh - quảng cáo - truyền thông và các dịch vụ GTGT, vận hành ổn định và chuyên nghiệp hệ thống này, giúp doanh thu tăng trưởng hàng năm, đảm bảo thu nhập cho các thành viên VietNamNet.

Bà còn được mệnh danh là “người đàn bà không tuổi” bởi vẻ ngoài trẻ trung xinh đẹp, luôn khiến người đối diện bối rối khi lần đầu gặp mặt.

TBT Báo VietNamNet Phạm Anh Tuấn

Trước khi trở thành Phó tổng biên tập của Báo VietNamNet, ông Lê Thế Vinh đã có nhiều năm làm trưởng ban Phóng sự, Xã hội, Thời sự và trực tiếp chỉ đạo nhiều tuyến đề tài xuất sắc, có hiệu ứng xã hội cao: Loạt bài xe quá tải giết chết những cung đường; các sự kiện mưa bão, lũ lụt, thiên tai ở Việt Nam; Loạt bài về đường dây ăn mày ở Hà Nội; Loạt bài về phố cổ Hà Nội; Vụ chặt hạ và thay thế 6700 cây xanh trên địa bàn Thủ đô; cô gái mù lừa gạt trong điều ước thứ 7; vụ chương trình "trái tim Việt Nam' lừa đảo. Đồng thời ông đã chỉ đạo phóng viên đưa tin nhanh, kịp thời các vụ án gây xôn xao dư luận; triển khai các mạch đề tài mới lạ như “Góc khuất các nghề", “Trở lại điểm nóng dư luận" và rất nhiều tuyến đề tài nóng, thu hút dư luận khác. Những tuyến bài với sự chỉ đạo sát sao, tâm huyết của ông đã được đông đáo độc giả đón nhận, đem lại lượt truy cập cao và uy tín cho Báo. Hiểu nghề, yêu nghề trong từng ngõ ngách, Phó Tổng Biên Tập Lê Thế Vinh đã truyền ngọn lửa nhiệt huyết cho anh chị em tòa soạn, để từ đó có nhiều đề tài nối tiếp nhau ra đời mang lại tác động tích cực cho xã hội.

Ban Thư ký tòa soạn gồm 6 người gồm: Tổng TKTS Đỗ Ngân Phương, Phó Tổng thư ký tòa soạn Đỗ Hữu Khôi, Thư ký phụ trách mảng Thời sự-Chính trị Nguyễn Thị Vân Anh, Thư ký phụ trách mảng Kinh tế Lê Vũ Phong, Thư ký phụ trách mảng Giáo dục-Khoa học Lê Thị Hạnh và Thư ký phụ trách sản xuất nội dung giá trị gia tăng Đinh Thị Ánh Tuyết.

Đây là thời điểm ban Thư ký tòa soạn của báo VietNamNet có lực lượng hùng hậu nhất. Người làm tổng thư ký tòa soạn lâu năm nhất ở VietNamNet giờ đã trở thành Tổng biên tập của báo, ông Phạm Anh Tuấn.

Công việc của các thư ký tòa soạn diễn ra một cách lặng lẽ, luôn chỉ ở phía sau hậu trường nhưng lại gánh một trọng trách to lớn. Từ phía trong "căn bếp" tòa soạn báo, các thư ký tòa soạn đảm nhận nhiệm vụ chỉ đạo các ban, đơn vị sản xuất nội dung triển khai những món ăn phục vụ độc giả. Họ sẽ phải quyết định: ngày hôm nay món nào sẽ là món chính, món nào là món phụ, món nào là món độc lạ mang lại sự khác biệt so với các báo khác, liều lượng của mỗi món ra sao cho vừa khẩu vị độc giả mà không được để quá đà, đảm bảo đạo đức của người làm báo. Điều quan trọng nhất là những món ăn này phải được sản xuất trong thời gian ngắn nhất, nhưng lại phải chính xác nhất và vẫn phải hấp dẫn nhất.

Một công việc thường xuyên nữa của các thư ký tòa soạn là sắp xếp bài vở, tin tức trên trang báo để luôn đảm bảo độ nóng và thu hút độc giả, giống như người đầu bếp phải làm công việc sắp mâm bát, món ăn sao cho thực khách dễ ăn và muốn ăn nhất.

Vừa tổ chức sản xuất, các thư ký tòa soạn cũng là những người phải kiểm duyệt bài, phát hiện lỗi, sai sót trước khi xuất bản bài đến với bạn đọc. Và không giống với những người đầu bếp, các thư ký tòa soạn báo còn phải chịu một áp lực nữa là áp lực của "vấn đề nhạy cảm". Nếu không có một cái đầu tỉnh táo, các thư ký tòa soạn sẽ không thể nhận ra được những vấn đề nhạy cảm để có hướng xử lý đúng đắn nhất cho nội dung trên trang báo. Chính bởi vậy, các thư ký tòa soạn cũng thường được gọi là những người gác cổng thầm lặng của các tòa soạn báo.

Ban Thời sự VietNamNet là tên gọi mới được đặt cho cuộc hợp nhất các "siêu ban", "siêu mảng" 2 năm trở lại đây, từ Chính trị, Xã hội, Pháp luật, Điều tra... Ban Thời sự có lẽ là cuộc hợp nhất sức mạnh tất yếu sau chặng đường hình thành, trải nghiệm và vững bước của những ban cá thể độc lập như chính trị, xã hội trong suốt 20 năm qua. Đặt Ban Thời sự trong 20 năm lịch sử VietNamNet, không thể không nhớ thời kỳ Tổng biên tập Phạm Anh Tuấn khi còn làm Tổng thư ký tòa soạn trực tiếp phụ trách mảng Xã hội, sẵn sàng cầm quân ra trận, lao vào tâm bão để phản ánh, cập nhật tình hình thông tin nóng hổi nhất từ hiện trường đến bạn đọc đến những Trưởng ban kỳ cựu, dày dặn kinh nghiệm như chị Đinh Thị Ánh Tuyết, hiện là Trưởng ban Sản xuất nội dung giá trị gia tăng, Hồ Lan Anh (đã chuyển công tác), sau này anh Lê Thế Vinh cầm trịch Ban Xã hội thời kỳ dài trước khi làm quản lý (Phó Tổng biên tập). Cuộc hợp nhất thành Ban Thời sự do Thư ký tòa soạn, Trưởng Ban Nguyễn Thị Vân Anh đứng đầu, người có 23 năm kinh nghiệm làm báo và là Trưởng Ban kỳ cựu - Ban Chính trị một thời đóng góp giúp cho VietNamNet nổi lên như một dấu ấn riêng biệt, đặc sắc trong làng báo. Ban Thời sự có 25 nhân sự chính thức và các Cộng tác viên (CTV) thường trực nằm vùng, bám mảng trải dài ba miền Bắc-Trung-Nam. Nhiều CTV trẻ tuổi xông xáo, năng động, say nghề đã khẳng định được bản thân trong tờ báo, trở thành những phóng viên chính thức. Ban Thời sự luôn xác định tinh thần làm việc "kỷ luật quân đội" đối với tất cả các nhân sự. Những thay đổi chóng mặt về công nghệ số tác động đến sự cạnh tranh trong môi trường báo chí điện tử đã quy định cách thức làm báo mới mà mỗi nhân sự trong Ban Thời sự phải thích ứng, nắm bắt một cách nhanh nhạy. Không còn thời Biên tập viên chờ bản thảo của phóng viên gửi về rồi tổ chức nội dung. Sự ứng tác nhanh chóng của phóng viên là quan trọng nhưng sự bọc lót làm việc theo nhóm cũng là tối trọng để đảm bảo tốc độ, độ bao sân thời sự và sản phẩm tin tức đến với độc giả là sản phẩm đọc đa phương tiện hấp dẫn. Mỗi phóng viên cũng không còn cát cứ cố định mảng thuận tay mà luôn trong tình trạng điều động, bổ sung bất cứ lúc nào cần thiết, kể cả những mảng trái tay. Có nhiều thế hệ nhân sự kỳ cựu của mảng chính trị, xã hội, pháp luật, điều tra... qua các thời kỳ nay đã không còn công tác nhưng để lại thương hiệu gắn với VietNamNet như Việt Lâm, Lê Nhung, Phương Loan, Trường Giang, Trần Duy, Cẩm Quyên, Phạm Cường, Phan Công…

Ban Kinh tế, Nhóm Diễn đàn Kinh tế Việt Nam, mục Thị trường, Ban Kinh doanh: những tên gọi qua nhiều thời kỳ khác nhau, nhưng xin được lấy tên “Kinh tế” có thời gian gắn bó dài nhất, phổ biến nhất khi nói về mình trong dịp kỷ niệm 20 năm VietNamNet. Ban Kinh tế luôn được cơ quan, các lãnh đạo ưu ái và đặt ra yêu cầu là một ban lớn của tòa soạn. Và trong suốt thời gian 20 năm phát triển của VietNamNet , Ban Kinh tế đã nỗ lực để đáp lại kỳ vọng và yêu cầu đó. Một ban lớn về quy mô, sự đầu tư - tạo điều kiện, số lượng nhân sự, vị trí trên trang chủ VietNamNet; ban lớn về đóng góp nội dung, truy cập và ban lớn về phối hợp với hoạt động kinh doanh... Chính những điều đó mà mỗi thành viên và cả ban luôn phải nỗ lực để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của tòa soạn, theo kịp tốc độ phát triển ngày càng lớn mạnh của tờ báo.

Nhìn lại 20 năm, qua mỗi thời kỳ, Ban Kinh tế luôn để lại cho chúng tôi những kỷ niệm. Ban nhiều tên nhất và ‘số phận’ lúc có lúc không: Ban Kinh tế cũng được tách ra gộp lại, đổi tên nhiều nhất. Đầu tiên là Ban Kinh tế, sau đó tách ra đổi tên thành hai mảng là mục Thị trường và Nhóm Diễn đàn Kinh tế Việt Nam (VEF). VEF là nơi chia sẻ những thông tin kinh tế mới nhất, phản biện về chính sách, tập hợp tiếng nói của doanh nhân, các chuyên gia về các vấn đề kinh tế của đất nước. Sau đó, Ban Kinh tế được ‘tái lập’ lại rồi được đổi tên thành Kinh doanh. Khi nhìn lại, anh em vẫn nói: Lớn đấy nhưng 'lúc có lúc không', như để nhắc nhau phải luôn sẵn sàng và luôn cố gắng đáp ứng mọi yêu cầu và sắp xếp của tòa soạn cho những mục tiêu phát triển trong từng giai đoạn. Lắm người già cố mà theo bọn trẻ: Ban có 8 người thì đúng một nửa là được xếp vào nhóm già: Trần Thủy, Hà Dũng, Hà Yên, Vũ Phong... dường như đã quá cũ nên luôn nhắc nhau là may ban mình tuyển được mấy phóng viên trẻ: Phạm Huyền, Duy Khánh, Bạch Hân, Lương Bằng... nên dù già nhưng cũng cố mà theo cho bằng anh em trẻ để cả ban chạy cho đều. Chuyện nghịch lý ở Ban Kinh tế nó cứ sờ sờ hàng ngày: Trong lúc có anh PV trẻ khỏe ngồi hội nghị khách sạn 5 sao, áo cổ cồn phỏng vấn bộ trưởng cho chiến lược mơ về Việt Nam thành hổ hóa rồng cất cánh vươn lên top đầu thế giới thì có cô phóng viên vác bụng bầu 5 giờ sáng ra chợ đầu mối mót quả thối cùng cửu vạn để làm sinh tố. Mỗi sáng sớm cứ thấy giá xe giảm 100 triệu, nhà cắt lỗ cả tỷ đồng còn dành tiền ăn thủy quái trăm triệu, hoa quả Nhật ngàn USD lại còn thưởng bạch trà ngàn năm mấy chục triệu. Trong khi có người ngồi bàn chuyện chứng khoán, buôn vàng rồi tính tiền ngàn tỷ của đại gia thì có phóng viên lần mò bà cháo lòng, cô bán trà gom tiền lẻ xây nhà lầu, mua Camry hồi môn con gái về nhà chồng.

Loạt bài về những đại dự án hành tráng ngàn tỷ đắp chiếu hao tổn ngân sách được giải báo chí quốc gia thì cũng có loạt bài kỳ tích nông dân chăn bò trên cao nguyên Mộc Châu đạt giải thưởng ‘đập’ lại ngay. Tất cả đều đang nỗ lực để tạo nên sức sống thời sự, bản sắc chuyên sâu và sinh động thị trường cho trang Kinh tế. Ban thì đông nhưng ơn trời toàn ‘loại’ ít ý kiến nên chỉ biết nhắc nhau 'im đi, cúi xuống mà làm', rồi lại ngóng có lý do để đi ăn nhậu, đi chơi. Anh em cứ gọi là động viên nhau: nếu được sẽ làm hết sức, còn sẵn sàng chơi quên mình... Có lẽ nhờ thế nên được cái tiếng là nhìn vào cũng thấy sống với nhau ổn. Thế là được rồi, đời chỉ mong bình yên để tiếp tục nỗ lực thực hiện nhiệm vụ được giao.

Là một trong những ban chủ lực của VietNamNet, khởi nguồn từ Ban Văn hóa, nay là Ban Giải trí là một trong những ban có lượng phóng viên ít nhất tòa soạn hiện nay với duy nhất 1 phóng viên chính thức ngoài Hà Nội. Hiện tại Ban Giải trí ngoài trưởng ban có thêm 2 BTV tổ chức tin bài đầu phía Nam và phía Bắc cùng 3 CTV. Hai thành viên trụ cột của Ban Giải trí có thâm niên gắn bó 14 và 15 năm với Ban cũng như VietNamNet. Chúng tôi tự hào vì được trở thành một phần không thể thiếu đồng hành cùng tờ báo thân yêu đón sinh nhật tuổi 20 tràn đầy sức sống và chúc VietNamNet vững mạnh tuổi đôi mươi.

Là một trong những ban được thành lập ngay từ những ngày đầu của VietNamNet, trong suốt hai mươi năm qua, ban Quốc tế đã không ngừng tự học hỏi, tự đổi mới và ngày càng lớn mạnh. Trải qua nhiều thay đổi, tới nay Ban Quốc tế với 5 thành viên, đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển nói chung của VietNamNet, trở thành một trong những chuyên mục chủ lực với lượng view nằm ở top đầu của tờ báo.

Ban cũng không ngừng nâng cấp và cải tiến nội dung tuyên truyền, thay thế một số tiểu mục không còn phù hợp và xây dựng một số tiểu mục mới phù hợp với tình hình và đáp ứng nhu cầu thông tin về các diễn biến thời sự quốc tế, đồng thời thông qua các phương thức truyền thông mới như mạng xã hội để đưa thông tin tiếp cận tốt hơn đến bạn đọc trong và ngoài nước.

Hầu hết thành viên của ban đều gắn bó với VietNamNet từ khi mới ra trường và đã cống hiến cả tuổi thanh xuân của mình vì sự phát triển của VietNamNet.

Ban Giáo dục được hình thành từ một nhóm nhỏ, gồm 2 nhân sự phía Bắc và 1 nhân sự phía Nam. Đây là nơi đến của nhiều sinh viên mới ra trường, nơi chuyển giao công việc của các nhân sự trong nhiều thời điểm biến động của tờ báo; cũng là nơi có nhiều nhân sự chuyển sang các lĩnh vực khác và vẫn tiếp tục duy trì tinh thần cống hiến cho tờ báo. Với các thành viên cá tính và sắc nét, mỗi người với từng thế mạnh riêng có của mình đã tạo dựng nên giá trị và chỗ đứng của ban, không chỉ trong nội bộ tờ báo mà còn được ghi nhận trong cộng đồng báo chí giáo dục. Khởi sự với lực lượng nòng cốt và chủ đạo là nữ, sau này, ban còn được bổ sung thêm các phóng viên nam, đều là những phóng viên tinh nhuệ trong mảng giáo dục. Triết lý làm việc của ban giáo dục là nói ít làm nhiều, cùng nhau xây dựng môi trường lành mạnh để mỗi cá nhân tìm thấy đam mê và phát huy sở trường của mình, đóng góp cho tổ chức vững mạnh, bền vững.

“Tuổi trẻ làm việc trẻ- Gần gũi và mới mẻ” được xem là slogan mới nhất của Ban Đời sống kể từ năm 2017.

“Tuổi trẻ” là bởi Ban Đời sống quy tụ các nhân sự được xem là trẻ nhất của khối Nội dung Báo VietNamNet (đầu cầu Hà Nội). Phía Nam, chúng tôi có phóng viên U70 nhưng tinh thần làm việc của chú luôn vô cùng trẻ trung. Chú bảo, phải “xê dịch và viết”, nếu không, chú sẽ buồn lắm lắm! “Việc trẻ” là hướng tới xây dựng những nội dung trẻ trung, giản dị, mới mẻ, nhỏ bé nhưng gần gũi với đời sống độc giả.
     Với mục tiêu này, chúng tôi mong muốn sẽ góp sức mình vào hành trình xây dựng và phát triển VietNamNet - tờ báo hàng đầu Việt Nam!

Thật vui và cũng thật biết ơn khi đúng tròn kỷ niệm 20 năm sinh nhật báo, Thể Thao trên đà tăng tốc trở lại, với những số liệu đầy tích cực. Đây như một "món quà" nói thay nỗ lực, niềm hứng khởi làm việc và đồng lòng cùng nhau của các thành viên trong ban, nơi chúng tôi xem đó là "người thân, gia đình" của mình, trong GIA ĐÌNH LỚN VietNamNet.

Hoà chung vào phong trào phấn đấu mừng cột mốc quan trọng 20 năm của báo, ban Thể thao quyết tâm "luyện công" đạt phong độ cao hơn nữa, tốt lên nữa, để đúng vào ngày 19/12, được nghe giọng nói hân hoan của Tổng biên tập PHẠM ANH TUẤN: Tôi tự hào về tất cả các bạn, chúng ta đã làm rất tốt và các ban đều vượt... định mức!

20 năm, bảo yêu thì dễ, vì tự khắc nó đến một cách tự nhiên, nhưng để viết lên những lời yêu là quá khó. Khó vì trong đầu mỗi con người, mỗi bộ phận là công việc, là hoạch định, là những phối hợp để làm sao nội dung ra được sản phẩm có thể gây chú ý, đáp ứng bạn đọc, còn nhóm quản lý, kinh doanh thì làm sao ra tiền, đảm bảo cuộc sống cho mọi người ở mức tốt nhất có thể, giữa khó khăn chung tài chính toàn cầu.

Công việc cuốn không chỉ chúng tôi, các thành viên ban Thể thao, mà là mọi chúng ta trong ngôi nhà VietNamNet. Vai trò càng lớn thì trọng trách càng nặng nề, nên chúng tôi hiểu nỗi vất vả, và cả sức ép mà lãnh đạo phải gồng gánh, cũng như chúng tôi có nỗi khổ của... ép view, thấp thỏm định mức nhuận bút, phân bậc,...

20 năm, dành một khoảng lặng để nhìn lại, để chào đón, Thể thao chúng tôi tự hào là "viên gạch" đầu tiên, điểm khởi nguồn cho "Trang thông tin", với sự kiện World Cup 1998, rồi diễn đàn VNN2 đình đám cả trong và ngoài nước, trong nhiều năm liền, trước khi các mảng như Văn hóa, Tin học tiếp nối thật rầm rộ...

Chúng tôi cũng tự hào và thấy may mắn khi làm trong lĩnh vực không thuộc "yêu thích" của số đông chị em và cả không ít đấng mày râu trong VietNamNet, nhưng lại luôn là "món yêu thích" của lãnh đạo số 1 - những người truyền lửa, là Tổng biên tập Nguyễn Anh Tuấn, Tổng biên tập Bùi Sỹ Hoa, và nay là Tổng biên tập Phạm Anh Tuấn, bước ra và đi lên từ chính ngôi nhà VietNamNet.

Và chúng tôi cũng thấy có một sự "đặc biệt" thú vị, khi ở lĩnh vực tưởng chỉ dành cho nam, có "bóng hồng" gắn bó xuyên suốt lịch sử của tờ báo, từ những bản tin đầu tiên, mà giờ đây thành nhân vật có thâm niên lâu nhất tòa soạn... Chừng đó đủ để Thể thao chúng tôi nói yêu và gắn kết cùng nhau đến chừng nào...

Mừng 20 năm, chúng ta cùng nhau chia vui, nắm lấy tay nhau và tiếp tục tiến bước về phía trước! VietNamNet - VỮNG, NHANH, NHẠY.

Ban Công nghệ được hình thành bởi sự sát nhập của Chuyên trang I-Today (tạp chí CNTT trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam) với báo VietNamNet vào năm 2004. Người phụ trách ban đầu là nhà báo Hữu Thiện, sau này ông tập trung thời gian cho Echip và Echip Mobile và Trưởng ban Công nghệ được bổ nhiệm sau đó và tiếp tục cho đến nay là nhà báo Bùi Bình Minh.

Dưới sự quản lý của nhà báo Bình Minh cùng hỗ trợ đắc lực của nhà báo Huyền Sâm, một nhà báo công nghệ đầy kinh nghiệm, sự đầu quân của Cầm Thi, một phóng viên trẻ nhưng có kỹ năng viết tốt và dịch tiếng Anh cực nhanh, ban Công nghệ đã có nhiều dấu ấn trong những sự kiện lớn của ngành CNTT Việt Nam trong giai đoạn 2004-2009 như: Bill Gates lần đầu đến Việt Nam, Đề án 112, Chủ tịch Intel Craig Barrett đến VN và quyết định đầu tư nhà máy sản xuất chip... Trong giai đoạn 2005-2008, ban Công nghệ cũng có thêm các nhân sự như PV Hưng Hải từ VNExpress về đầu quân, các PV Thế Hà, Bùi Dũng.

Trong khoảng thời gian cuối năm 2010, các hoạt động tuyên truyền cho Bộ TT&TT được ban CNTT-VT đẩy mạnh hơn, trở thành một nhiệm vụ quan trọng của ban và của cả báo VietNamNet. Trong giai đoạn này ban có thêm sự tham gia của BTV Hữu Duyên, chuyển từ bộ phận soát lỗi của Toà soạn về. Tháng 8/2013, để tinh gọn bộ máy tòa soạn, Ban biên tập quyết định sáp nhập Ban Khoa học vào cùng Ban CNTT-VT. Bác Trần Thanh Minh, BTV Văn Hiệp và BDV Thanh Bình của ban Khoa học cùng các thành viên ban CNTT-VT kết hợp lại thành Ban CNTT-Khoa học. Trong giai đoạn này, nhiệm vụ tuyên truyền cho Bộ TT&TT tiếp tục được Ban CNTT-Khoa học phát huy hiệu quả, ngoài cây bút chủ lực Cầm Thi, còn có thêm sự hỗ trợ đắc lực từ PV/BTV Văn Hiệp.

Đầu năm 2016, cuộc cải tổ "chuẩn SEO" đã thay đổi tên gọi nhiều ban trong Toà soạn. Ban biên tập quyết định tách mảng Khoa học ra khỏi ban CNTT-Khoa học, đồng thời đổi tên ban thành ban Công nghệ. Văn Hiệp chuyển về ban Giáo Dục, bác Trần Thanh Minh chuyển về trực thuộc Tuần VN, còn BDV Thanh Bình ở lại với ban Công nghệ.

Đầu năm 2017, ban Công nghệ tiếp tục có biến động về nhân sự cốt cán, tuy nhiên đến cuối tháng 5/2017, ban Công nghệ được bổ sung PV trẻ Mạnh Hưng. Tuy chưa nhiều kinh nghiệm trong mảng tuyên truyền Bộ, nhưng Mạnh Hưng bắt nhịp khá nhanh. Mảng thiết bị công nghệ, thị trường công nghệ trong nước cũng được cải thiện nhiều nhờ thế mạnh sẵn có của Mạnh Hưng trong lĩnh vực này.

Trải qua quá trình tách nhập nhiều lần, cùng nhiều biến động về nhân sự, nhưng ban CNTT-VT trước đây, nay là ban Công nghệ, vẫn luôn giữ được sự gắn kết và ăn ý trong công việc giữa các thành viên của ban. Các nhiệm vụ tuyên truyền cho Bộ TT&TT và bám sát lĩnh vực công nghệ trong nước luôn được Ban hoàn thành tốt, đồng thời cũng là ban có doanh thu về dịch vụ truyền thông cao thứ 3 trong Toà soạn trong năm 2016

Ngày 12/12/2011, VietNamNet ra mắt chuyên trang Bất động sản (Vland) dưới sự cố vấn của Bộ xây dựng. Vland dần trở thành một trong những trang thông tin tin cậy đối với độc giả, luôn cập nhật những thông tin thời sự về xây dựng và thị trường bất động sản.

Trải qua những năm đầu thành lập và phát triển, Vland ngày càng khẳng định vị thế, năm 2015 Vland chính thức chuyển thành Ban Bất động sản của báo VietNamNet. Là ban non trẻ nhất tòa soạn với trưởng ban trẻ tuổi nhất, số thành viên ít nhất nhưng Ban bất động sản luôn cố gắng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trở thành một trong những trang bất động sản uy tín trong làng báo.

Với chức năng vừa tổ chức sản xuất nội dung, vừa kinh doanh, ban Bất động sản luôn nỗ lực cam kết doanh thu bù chi phí, thậm chí có lãi.

Chào mừng VNN tròn tuổi 20, ban bất động sản sẽ tiếp tục cố gắng hết sức mình cho sự phát triển và lớn mạnh của báo VietNamNet trong tương lai – tờ báo mạng hàng đầu Việt Nam.

Ban thành lập từ khi Báo ra đời. Trưởng ban là ông Nguyễn Lương Phán. Trưởng ban hiện tại là ông Nguyễn Đăng Tấn, sinh năm 1954, trình độ Thạc sỹ; tham gia viết báo từ những năm 1980, là cộng tác viên của nhiều tờ báo; đã được tặng giải thưởng về thể loại ký- phóng sự trong cuộc Thi viết về đề tài Lực lượng vũ trang nhân dân do Báo Quân đội nhân dân tổ chức. Ông Nguyễn Đăng Tấn cộng tác với Báo VietNamNet từ năm 2005 với nhiệm vụ tư vấn, năm 2007 về VietNamNet làm việc cho tới nay.

Các thành viên của Ban hiện tại: Phóng viên Trần Đức Toàn; Biên tập viên Bùi Thị Thu Hiền; Biên tập viên Lê Trường Kiên và Phóng viên tập sự Phạm Bắc.

Ban đã kêu gọi huy động các tổ chức kinh tế- xã hội, kêu gọi bạn đọc đóng góp giúp đỡ tiền bạc cho hàng nghìn hoàn cảnh khó khăn vượt cơn hiểm nghèo; giúp một số địa phương xây dựng cơ sở vật chất, như giúp xây nhà truyền thống ngành Thông tin ở Quảng Bình; xây trường ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Tuyên Quang; giúp xây dựng Nhà truyền thống cho 1 cơ sở ở “Thủ đô gió ngàn” Thái Nguyên.

Nhân Báo tròn 20 tuổi, Ban đã kêu gọi doanh nghiệp cùng đồng hành và quyên góp được số tiền 1 tỷ đồng xây dựng phòng chuyên dụng cho các đơn vị Bộ đội Biên phòng Lạng Sơn. Năm 2016, số tiền Báo VietNamNet huy động để làm công tác từ thiện đạt hơn 5 tỷ đồng.

Do thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, Ban Bạn đọc đã 2 lần đạt Danh hiệu “Đơn vị tiêu biểu- xuất sắc” của Báo VietNamNet.

Hé lộ bí mật khủng về nhóm “tiêu nhiều, hít ít”

“Anh ơi, bài của em anh viết xong chưa?” “Anh ơi, chúng em vẫn đang chờ bài anh nhé?” “Sếp ơi, duyệt bài sớm nhé….” “Bài lại đổ bài hả sếp. Dịu dàng, nhẹ nhàng thế mà cũng đổ là sao ta?” “Này, giải Báo chí Quốc gia 2016 năm ngoái nhóm đấy được 1 giải nhất, một giải ba. Năm nay lại ẵm giải nhất Báo chí Đối ngoại Quốc gia đấy. Khao to đi nhé….”

Có lẽ chỉ với chừng ấy thông tin thôi, mọi người sẽ nhận ra chúng tôi là nhóm Tuần Việt Nam với 7 nhân sự, già-trẻ, yếu-khỏe, gái-trai…. đủ đầy.

Năm nay VietNamNet tròn 20 năm, Tuần Việt Nam cũng tròn chẵn 10 năm tuổi. Ngay từ khi có mặt, chúng tôi đã chọn con đường là một sân chơi đa chiều với những bài phản biện thông minh, sắc sảo, dám chọn những tuyến đề tài khó, dám động chạm tới những “vùng cấm kỵ”… Thật khó có thể đếm xuể những bài viết trên Tuần Việt Nam đã góp phần tác động vào chính sách quốc gia, góp phần tích cực tạo nên vào những thành công của đất nước trong 30 năm Đổi Mới.

Những người đã làm ở Tuần Việt Nam trong suốt 10 năm qua dù đã đi hay đang ở lại vẫn luôn ngẩng cao đầu: chúng tôi là một phần không thể thiếu tạo nên ngôi nhà VietNamNet hôm nay.

Nhà báo Uông Ngọc Dậu sinh năm 1957 tại Thanh Hoá. Ông từng kinh qua nghề dạy học nhưng lại gắn bó lâu dài với nghiệp làm báo. Ông là một nhà báo yêu thích mảng bình luận, chính luận, từng là Giám đốc kênh VOV1, Đài Tiếng nói Việt Nam. Hiện nay nhà báo Uông Ngọc Dậu đang công tác tại báo VietNamNet với vai trò cố vấn Tổng biên tập.

Ông chia sẻ: “Từ sự khâm phục, ngưỡng mộ những người sáng lập, xây dựng nên tờ báo điện tử có sức lan tỏa và hiệu ứng xã hội hàng đầu Việt Nam, tôi ấp ủ ước mong một ngày nào đó, được bước vào ngôi nhà VietNamNet, trở thành thành viên, hoặc chỉ là cộng tác viên của tờ báo. Là người yêu nghề báo, tôi đang học hỏi từ những đồng nghiệp VietNamNet tác phong chuyên nghiệp, tinh thần đoàn kết, thái độ tôn trọng độc giả, luôn luôn nhìn về tương lai.”

Trang tin tiếng Anh của báo VietNamNet, với tên gọi VietNamNet Bridge, ra đời năm 2003 và là một trong những trang báo mạng tiếng Anh đầu tiên của Việt Nam. Thiết lập phiên bản Tiếng Anh của VietNamNet là ý tưởng của cựu Tổng biên tập Nguyễn Anh Tuấn, người có rất nhiều ý tưởng sáng tạo và táo bạo. Đầu năm 2003, ban Tiếng Anh được thành lập, với 5 thành viên, gồm Trưởng ban Trần Thu Hương, ba biên dịch viên – biên tập viên người Việt và một biên tập viên người New Zealand, anh Dan Kirk. Sau 7 tháng chuẩn bị, tờ báo chính thức đi vào hoạt động tháng 6 năm 2003, sau lễ công bố long trọng tại khách sạn Melia Hanoi, với tên gọi VietNamNet Bridge – Nhịp cầu nối Việt Nam và thế giới. Tại thời điểm đó, VietNamNet là tờ báo mạng đầu tiên của Việt Nam có trang tin Tiếng Anh.

Mục tiêu ban đầu của VietNamNet Bridge là đem đến bạn đọc là Việt kiều và người nước ngoài đang sống và làm việc tại Việt Nam, cũng như bạn đọc nước ngoài quan tâm tới Việt Nam những thông tin cập nhật về tình hình Việt Nam trên mọi lĩnh vực. Hiện tại, là một tờ báo trực thuộc bộ Thông tin & Truyền thông, nhiệm vụ thông tin đối ngoại là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của VietNamNet Bridge. Sau 14 năm hoạt động, VietNamNet Bridge là một trong 3 tờ báo mạng Tiếng Anh hàng đầu tại Việt Nam hiện nay, với lượng bạn đọc ngày càng tăng và đối tượng bạn đọc đa dạng từ nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, VietNamNet Bridge là một trong những nguồn tin địa phương quan trọng nhất của cộng đồng người nước ngoài, các nhà đầu tư nước ngoài và các cơ quan ngoại giao nước ngoài ở Việt Nam. Chúng tôi luôn tâm niệm là phải đặt mình ở vị trí của bạn đọc để có thể hiểu được bạn đọc muốn gì, cần gì, và từ đó đáp ứng tốt nhất nhu cầu của họ. Vì thế, bên cạnh việc biên dịch tin bài sẵn có từ nguồn Tiếng Việt, chúng tôi cũng thiết kế những tuyến bài riêng, phù hợp với mối quan tâm của bạn đọc nước ngoài về Việt Nam. Đây chính là đặc sản của VietNamNet Bridge mà không báo nào có. Những tuyến bài về môi trường kinh doanh ở Việt Nam, luật pháp Việt Nam liên quan tới đầu tư nước ngoài, tới Việt kiều, về tranh chấp Biển Đông, các điểm du lịch nổi tiếng ở Việt Nam, v.v… được bạn đọc khen ngợi và chia sẻ rất nhiều trên các mạng xã hội. Chỉ với ba nhân viên chính thức và một biên tập viên nước ngoài, mỗi ngày VietNamNet Bridge xuất bản khoảng 50 tin bài của hơn 10 chuyên mục. Để đảm bảo số lượng, chất lượng, cũng như tính kịp thời của tin bài, chúng tôi luôn phải chạy đua với thời gian. Nhiều biên tập viên nước ngoài đã rất ngạc nhiên trong ngày đầu làm việc với ban Tiếng Anh. Họ nói rằng khi đọc VietNamNet Bridge, họ nghĩ đây phải là một tờ báo lớn, với hàng chục phóng viên, biên tập viên. Nhưng khi đến tòa soạn, họ đã rất bất ngờ khi chỉ thấy “three ladies” ngồi cặm cụi làm việc bên máy tính. Công việc của chúng tôi là như vậy, không ồn ào nhưng luôn hối hả và bận rộn.

VietNamNet Bridge trong tương lai Trong chặng đường 14 năm của mình, VietNamNet Bridge đã trải qua nhiều thay đổi về nhân sự và đường lối phát triển. Nhưng mục tiêu của tờ báo thì không hề thay đổi: là nhịp cầu nối Việt Nam với thế giới và đưa thương hiệu VietNamNet ra nước ngoài. Từ khi VietNamNet trở thành tờ báo trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, chức năng tuyên truyền đối ngoại của trang Tiếng Anh được nhấn mạnh hơn. Điều này được thể hiện qua slogan mới của trang: Reflect a changing Vietnam (Phản ánh một Việt Nam đang thay đổi). Trong thời gian tới, VietNamNet Bridge sẽ tiếp tục là nhịp cầu đưa hình ảnh một Việt Nam đang phát triển năng động và đưa thương hiệu VietNamNet tới bạn đọc quốc tế. VietNamNet Bridge rất tự hào được đóng góp vào quá trình phát triển 20 năm qua của báo VietNamNet và chúng tôi sẽ tiếp tục cố gắng hết sức mình cho sự phát triển và lớn mạnh của báo VietNamNet trong tương lai – tờ báo mạng hàng đầu của Việt Nam.

Những ngày này, khi VietNamNet đang tất bật với những hoạt động chào đón tuổi 20, VietNamNet TV cũng sẵn sàng bước vào tuổi 13. Ra đời ngày 19-12-2004, VietNamNet TV đã đồng hành cùng chặng đường 12/ 20 năm của VietNamNet, cùng hoà âm vào những nốt trầm bổng trong bản nhạc VietNamNet đầy màu sắc. Nếu VietNamNet ghi dấu ấn là tờ báo điện tử đầu tiên ở Việt Nam thì VietNamNet TV là kênh truyền hình đầu tiên phát trên Internet. Năm 2004, lần đầu tiên độc giả có thể xem video các chương trình truyền hình một cách chủ động trên Internet theo sở thích và nhu cầu của mình. VietNamNet TV lúc đó có một lực lượng hùng hậu với hơn 100 người.

Thủ lĩnh đầu tiên của VietNamNet TV, nhà báo Nguyễn Kim Trung, đã tập hợp và đào tạo được những gương mặt xuất sắc trong lĩnh vực truyền hình, đưa VietNamNet TV từ một kênh không "số má" thành một kênh truyền hình được nhiều độc giả biết đến. Những ngày đầu tiên ấy, VietNamNet TV có nhiều nội dung độc đáo, sáng tạo được phát rộng rãi không chỉ trên VietNamNet TV mà còn được các kênh lớn như VTV phát sóng. Qua nhiều giai đoạn, nhiều lần thay đổi nhân sự và mục tiêu phát triển, VietNamNet TV hiện còn 10 người, trong đó có những 5x, 7x, 8x, những người đóng góp cho hoạt động của VietNamNet TV từ những ngày đầu, và cũng có những 9X rất mới, rất trẻ.

Ở tuổi 20 của VietNamNet, có rất nhiều trăn trở và nuối tiếc cho những chữ "đầu tiên". Bởi có lẽ ai cũng hiểu, đầu tiên không có nghĩa là mãi mãi. Cũng giống như những mối tình, tình đầu rất đẹp, nhưng tình cuối mới thực sự vững bền. Và nếu được lựa chọn, ai cũng muốn làm tình cuối của đối tượng mình yêu thương. VietNamNet nói chung và VietNamNet TV nói riêng luôn mong muốn trở thành "tình cuối" mãi mãi trong tâm trí và trái tim hàng triệu độc giả.

Là một trong những ban được thành lập ngay từ những ngày đầu của VietNamNet, trong suốt hai mươi năm qua, ban được thành lập vào tháng 2/2003, Tạp chí e-CHÍP đã tạo nên một cơn sốt, thổi vào làn gió mới trong cộng đồng yêu công nghệ thời bấy giờ. Với tiêu chí “Tin học như cơm bình dân”, dễ đọc, dễ hiểu, dễ ứng dụng, Tạp chí e-CHÍP đã “phủ sóng” khắp cả nước với hàng trăm ngàn ấn phẩm mỗi kỳ xuất bản, thu hút hàng ngàn cộng tác viên tham gia đóng góp viết bài. Tạp chí e-CHÍP được phát hành dưới 3 ấn phẩm hàng tuần: e-CHÍP Đọc xong vọc liền (thứ ba), e-CHÍP Mobile (thứ tư), e-CHÍP Tin học như cơm bình dân (thứ sáu). Đối tượng của e-CHÍP là giới trẻ, những người yêu thích công nghệ, thích vọc vạch máy tính, smartphone. Không chỉ dừng lại ở các ấn phẩm trên mặt báo, các chương trình của Tạp chí e-CHÍP tổ chức như Hiệp sĩ công nghệ thông tin, Ngôi nhà công nghệ thông tin, giải thưởng e-CHÍP ICT Award... đã tạo được tiếng vang và truyền thêm lửa nhiệt huyết cho những người đam mê công nghệ đóng góp cho cộng đồng. Thực hiện xong sứ mệnh phổ cập hóa tin học, ấn phẩm báo giấy cuối cùng được Tạp chí e-CHÍP ra mắt bạn đọc vào cuối tháng 4/2016. Từ thời gian này trở đi, e-CHÍP chính thức dọn nhà “lên mây” tại địa chỉ www.echip.com.vn. Đây cũng là xu hướng chung của các báo công nghệ nói riêng và báo giấy nói chung trên thế giới. Tại e-CHÍP Online, người dùng có thể tìm thấy tất cả những thông tin hữu ích về công nghệ, viễn thông, internet. e-CHÍP Online sẽ là một mái nhà chung nơi những người yêu thích công nghệ có thể gặp gỡ giao lưu như đã từng gắn bó với nhau một thời trên Tạp chí e-CHÍP.

Ban Sản xuất nội dung Giá trị gia tăng - Cầu nối giữa Khối Nội dung và Khối Kinh doanh Ban SXND được thành lập năm 2008, khi thị trường truyền thông đang ở giai đoạn định hình và Khối Kinh doanh của báo còn non trẻ. Các biên tập viên SXND, xuất thân là những phóng viên đã vững vàng tác nghiệp trên nhiều mảng nội dung nhận nhiệm vụ hỗ trợ tối đa hoạt động sản xuất kinh doanh của tờ báo. Trong Đại gia đình VietNamNet, vai trò của Ban SXND khá đặc thù khi tổ chức sản xuất tin bài truyền thông, quảng cáo phục vụ kinh doanh nhưng vẫn phải đảm bảo các giá trị nội dung của một tờ báo thương hiệu. Cùng với việc viết và biên tập mảng tin truyền thông trên VietNamNet và các chuyên trang, Ban SXND xác định tiềm năng của những thị trường chưa được khai thác, cùng Khối Kinh doanh tìm kiếm khách hàng mới. Lên ý tưởng, xây dựng kế hoạch nội dung báo chí trong các hợp đồng truyền thông - quảng cáo, giúp Khối Kinh doanh đàm phán thành công. Để đáp ứng nhu cầu truyền thông - quảng cáo ngày càng đa dạng của khách hàng, Ban SXND đã tham gia tư vấn chiến lược quảng bá hình ảnh và đào tạo nghiệp vụ báo chí - truyền thông cho nhiều doanh nghiệp. Cập nhật các xu hướng truyền thông, marketing mới nhất, các hình thức thể hiện mới của báo chí hiện đại: Infographic, eMagazine, clip... Từ đó, nâng cao uy tín - vị thế của khối Kinh doanh nói riêng, báo VietNamNet nói chung.

Ra đời cách đây 8 năm, Trung tâm truyền thông giải trí 2Sao được xây dựng nhằm đáp ứng mong muốn có một trang điện tử với nội dung giải trí hấp dẫn và uy tín. Dẫu biết trong 8 năm qua, 2Sao vẫn còn gặp nhiều thiếu sót, thậm chí không ít lần phải vượt "sóng dữ" để tồn tại và phát triển, nhưng tất cả phóng viên cũng như biên tập viên 2Sao hôm nay, ngày mai và chắc chắn trong tương lai sẽ luôn cố gắng đem đến cho độc giả những bài báo ấn tượng nhất, thông tin nhanh nhất. 2Sao kỳ vọng đã và luôn trở thành trang thông tin giải trí hàng đầu, góp phần khiến nền nghệ thuật Việt thêm phần sôi động và màu sắc.

Chặng đường dài với biết bao sự kiện đáng nhớ, cùng với đó là khó khăn, vất vả và cả niềm vui, nỗi tự hào, chứng tỏ cho mọi người thấy Đại gia đình VietNamNet đã luôn nỗ lực, cố gắng để có được tầm vóc và vị trí nhiều đồng nghiệp phải ngưỡng mộ. Thế nhưng, những thành công ở hiện tại chưa phải là đích đến cuối cùng. Trước sự cạnh tranh đến từ các đối thủ tiềm năng, 2Sao luôn tự hoàn thiện mình và vươn lên, vượt qua hiện tại gấp trăm, gấp nghìn lần. VietNamNet bước vào tuổi 20, 2Sao hy vọng sức mạnh đoàn kết sẽ giúp anh chị em trong mái nhà chung cùng nhau mạnh mẽ vượt bão, gặt hái liên tiếp thành công với tinh thần đoàn kết và gắn bó như tình thâm gia đình.

Chuyên trang Tintuconline ra đời khá sớm so với nhiều trang thông tin điện tử, định vị là một trang thông tin tổng hợp đa dạng các lĩnh vực như xã hội, kinh tế, đời sống, giải trí, thể thao, công nghệ v.v.. Thông tin đăng tải trên Tintuconline dễ đọc, dễ tiếp cận đối với độc giả ở mọi trình độ, mọi lứa tuổi. Đặc biệt, đối tượng độc giả chủ yếu của chuyên trang là các chị em phụ nữ mà chúng tôi hay gọi vui là “các mẹ bỉm sữa” ở độ tuổi từ 25 đến 35.

Chuyên trang Tintuconline do các nhà báo giàu kinh nghiệm phụ trách qua các thời kỳ, đó là nhà báo Hoàng Nhật Mai, Nguyễn Thị Hòa Bình và Đặng Thị Thanh Hương.

Trong suốt thời gian hoạt động, chính nhờ việc cập nhật thông tin nhanh, phong phú và hấp dẫn, Tintuconline có được một lượng độc giả lớn trung thành, gắn bó và thường xuyên tương tác. Tintuconline còn được biết đến là một chuyên trang tổ chức các cuộc thi thú vị dành cho độc giả như các cuộc thi viết Mối tình đầu, Đôi mắt và cuộc sống, Tôi thay đổi, tôi hạnh phúc v.v…, và các cuộc thi ảnh Khoảnh khắc rạng ngời, Hành trình làm mẹ v.v… thu hút sự tham gia của bạn đọc trên mọi miền đất nước. Thông qua các phản hồi, chúng tôi vui mừng khi biết độc giả Tintuconline không chỉ ở Việt Nam mà còn ở khắp nơi trên thế giới như Mỹ, Canada, Đức, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Australia…

Tintuconline từng trải qua rất nhiều thời điểm khó khăn như thay đổi nhân sự, thiếu hụt nhân sự, trục trặc kỹ thuật, công việc không tiến triển như kỳ vọng. Tuy nhiên, vượt lên tất cả là quyết tâm cũng như cố gắng không ngừng của tất cả các thành viên Tintuconline cùng nhau chung vai gánh vác để giữ vững vị trí của chuyên trang và từng bước tăng trưởng hiệu quả.

Trong chặng đường 20 năm đầy ý nghĩa của VietNamNet, mỗi thành viên của Tintuconline đều đã trưởng thành hơn trong công việc và cuộc sống. Thời gian tới, đứng trước nhiều khó khăn và thách thức, đội ngũ Tintuconline sẽ tiếp tục nỗ lực khai thác thông tin hấp dẫn, hữu ích cùng với cải tiến hình thức thể hiện sinh động, hiện đại, để luôn là một trang thông tin điện tử hấp dẫn, thân thiện với độc giả. Chúc đại gia đình VietNamNet luôn đoàn kết, gắn bó và đạt nhiều thành tựu to lớn trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.

Cùng với quá trình thành lập và phát triển của báo VietNamNet, Văn phòng đại diện tại TP.Hồ Chí Minh đã có những đóng góp tích cực, tham gia xây dựng thương hiệu và uy tín của báo VietNamNet ở các tỉnh phía Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.

Tiếp nối truyền thống của VietNamNet và thành quả từ trí tuệ, công sức gầy dựng của lớp đàn anh, đàn chị có mặt từ những ngày đầu tiên hoạt động tại Văn phòng TP. Hồ Chí Minh, đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên phía Nam luôn phát huy vai trò, trách nhiệm, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của Ban Biên tập giao cho. Thêm độ tuổi trưởng thành, trong niềm vui chung - 20 năm thành lập báo VietNamNet, tập thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên Văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh tăng thêm niềm tin, lòng tự hào, nỗ lực hơn, kịp thời phản ánh nhiều thông tin chính xác, đa dạng, hấp dẫn, đáp ứng yêu cầu chung của bạn đọc.

Báo VietNamNet có mặt từ rất sớm tại Bắc Trung Bộ, từ những năm 2006, 2007. Thời điểm đó phóng viên thường trú là một khái niệm không phổ biến ở các địa phương, nhất là báo điện tử. Ngay từ khi mới có mặt tại Bắc Trung Bộ, khởi đầu là Hà Tĩnh, phóng viên thường trú lúc đó là nhà báo Bùi Thống đã gây dựng được tiếng vang, sự ảnh hưởng lớn của tờ báo đối với địa bàn. Bạn đọc Hà Tĩnh và khu vực này dần biết đến báo điện tử một cách thông dụng qua loạt bài “Xà xẻo tiền cứu trợ lũ lụt ở Hà Tĩnh”, và đặc biệt những lần tác nghiệp bão, lũ năm 2007, 2008.

Thời kỳ tiếp theo, PV Duy Tuấn được tòa soạn phân công thường trú tại Hà Tĩnh, tổ chức tin bài, xây dựng hệ thống cộng tác viên tại 6 tỉnh Bắc Trung Bộ. Dần dần, hệ thống PV, CTV tại Bắc Trung Bộ đã đi vào quy củ, có thương hiệu tại địa phương thường trú, trải dài từ Thanh Hóa cho tới Đà Nẵng. Ngoài khu vực Bắc Trung Bộ, báo VietNamNet còn có phóng viên thường trú tại Hải Phòng (PV Nguyễn Thu Hằng); Đà Nẵng (PV Cao Văn Thái); Tây Nguyên (PV Lê Văn Lệ) và ĐBSCL (PV Đặng Hoài Thanh). Trong nhiều năm qua, ngoài những đóng góp chuyên môn cho tòa soạn với nhiều loạt bài đạt giải thưởng lớn thì khu vực Bắc trung Bộ vẫn tự hào là nơi đào tạo ra nhiều cộng tác viên có chất lượng cho tòa soạn.

Từ thế hệ Hoành Sang, Duy Tuấn, tới sau này có Cao Thái, Văn Đức, Văn Bình, Quốc Huy, đã được toà soạn tin dùng và sử dụng tại các khu vực, trở thành những phóng viên chính thức của VietNamNet. Và giờ đây, những Lê Dương, Quang Thành, Hải Sâm, Thiện Lương, Lê Minh đang tiếp bước, phấn đấu trở thành nhân sự chính thức của báo.

Được thành lập ngày 5/6/2009, Trung Tâm Kinh doanh vùng 1, trực thuộc Công ty CP Truyền thông VietNamNet ra đời nhằm mục đích khai thác và phát triển kinh doanh các dịch vụ, sản phẩm truyền thông trên báo VietNamNet.

Được sự dẫn dắt và chỉ bảo của đội ngũ lãnh đạo giàu kinh nghiệm, đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt huyết, Trung tâm kinh doanh vùng 1 đã có sự phát triển vượt bậc, doanh thu hàng năm tăng trưởng trên 30%, nhân sự ban đầu chỉ có 3 nhân viên, hiện nay sau 8 năm đã có 10 nhân viên kinh doanh đều ở độ tuổi trẻ, năng động, tinh thần chiến đấu cao, sáng tạo trong công việc, góp phần mang lại sự thành công chung cho Công ty CP Truyền thông VietNamNet – đối tác chiến lược chính của báo VietNamNet.

Phát huy tinh thần phát triển 20 năm của báo VietNamNet, Trung tâm kinh doanh vùng 1 sẽ tiếp tục sát cánh cùng báo VietNamNet trong việc xây dựng và quảng bá thương hiệu VietNamNet đến với bạn đọc và các khách hàng.

Tập thể nhân viên Trung Tâm Kinh Doanh Vùng 2 đã có nhiều cố gắng trong công việc suốt nhiều năm qua và mang lại những giá trị nhất định góp phần vào sự phát triển chung của báo VietNamNet. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều hạn chế và tiềm năng chưa được phát huy hết và đó là động lực giúp cả Trung Tâm Kinh Doanh Vùng 2 phải tiếp tục phấn đấu trong thời gian tới. Chúng tôi sẽ làm việc với chất lượng cao hơn, tinh thần cao hơn, hiệu quả giá trị cao hơn để đóng góp vào sự phát triển chung của Báo VietNamNet.

Kỷ niệm VietNamNet 20 tuổi, tập thể Trung Tâm Kinh Doanh Vùng 2 muốn gửi lời cảm ơn tới nhiều bộ phận và phòng ban trong đó có các lãnh đạo đã hỗ trợ cho Trung Tâm Kinh Doanh Vùng 2 suốt nhiều năm qua.

Tập thể Trung Tâm Kinh Doanh Vùng 2 sẽ tiếp tục chiến đấu tốt hơn trong thời gian tới.

Phòng CSKH được thành lập cuối năm 2010 với mục đích là hỗ trợ Trung tâm Kinh doanh và Chăm sóc khách hàng. Cùng với sự phát triển của Trung tâm Kinh doanh 2 vùng, phòng CSKH hiện nay có 7 nhân sự ở cả 2 miền Bắc - Nam.

Qua gần 7 năm hoạt động, phòng CSKH cũng đã thực hiện và hoàn thành các mục tiêu nhiệm vụ đề ra. Bên cạnh công việc, các thành viên của phòng CSKH cũng rất nhiệt tình tham gia các hoạt động đoàn thể cùng Công ty và Báo VietNamNet.

Chào đón sinh nhật tuổi 20, các thành viên phòng CSKH với cảm xúc hân hoan cũng nỗ lực phấn đấu làm việc tốt hơn, hòa chung niềm vui cùng Báo VietNamNet

Phòng được thành lập vào tháng 1 năm 2015, tuổi đời rất trẻ. Chúng tôi là những nhân sự rất năng động, nhiệt tình và chu đáo.

Công việc chính của chúng tôi là tư vấn và cung cấp cho khách hàng những sản phẩm thời trang và gia dụng tốt nhất, các sản phẩm cao cấp có nguồn gốc từ nước phát triển nhất.

Cách thức tiếp cận khách hàng qua các kênh tương tác trực tuyến. Phương châm phục vụ khách hàng là “Chuyên nghiệp, tận tâm”. Mong muốn lớn nhất là làm hài lòng tất cả các khách hàng đã đến và sử dụng dịch vụ của Vnnshop.

Trung tâm Kinh doanh 997 có chức năng, nhiệm vụ quản lý, tổ chức kinh doanh các dịch vụ Giá trị gia tăng, góp phần đảm bảo nguồn chi cho hoạt động thường xuyên của Báo VietNamNet.

Với kinh nghiệm của các cấp quản lý cùng đội ngũ nhân sự trẻ trung, năng động, trách nhiệm, Trung tâm Kinh doanh 997 đã duy trì một nguồn doanh thu tốt cho báo. Bên cạnh đó, chúng tôi không ngừng phát triển, tìm ra các hướng đi mới cho dịch vụ giá trị gia tăng nói chung, trong đó trọng tâm là đầu số 997.

Chúng tôi tin tưởng rằng trung tâm sẽ luôn hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.

Trung tâm Kỹ thuật – Công nghệ Báo VietNamNet thành lập năm 2012, trên cơ sở nâng cấp từ Phòng Kỹ Thuật Điều Hành thuộc Công ty phần mềm và truyền thông VASC, vinh dự được đóng góp cùng với sự phát triển của VietNamNet 20 năm. Trung tâm là một trong những hậu phương vững chắc ở mảng kỹ thuật công nghệ, đã cùng trải qua các giai đoạn khó khăn, thăng trầm, ở những thời điểm khó khăn nhất để tiến lên cùng sự phát triển của Báo VietNamNet.

Mỗi cá nhân trong Trung tâm là một nhân tố đã cống hiến cả sức trẻ, niềm đam mê, nhiệt huyết, sáng tạo, xây dựng và gắn bó với VietNamNet. Họ đều cảm thấy vô cùng may mắn khi đã được làm việc ở một nơi được gọi là ngôi nhà thứ hai, là nơi để có thế thỏa sức sáng tạo, say mê và chắp cánh cho những ước mơ và tinh thần lạc quan về một tương lai tươi sáng của tờ báo chính thống hàng đầu Việt Nam. Bên cạnh đó, có những lúc khó khăn tưởng chừng như vượt quá sự hiểu biết cũng như sức lực của những con người nhiệt huyết này, nhưng vượt lên trên hết là tinh thần không ngại khó khăn, hết mình vì mầu cờ sắc áo, như những người gác đền và giữ cửa cho ngôi nhà thứ hai vững chãi vượt qua những giông tố, khó khăn. Trung tâm Kỹ thuật Công nghệ với những người trẻ nhiệt huyết, hết mình và tự hào với ngôi nhà thân yêu của mình.

Dân kỹ thuật vốn khô khan và công thức nhưng những chàng trai, cô gái kỹ thuật vẫn rất hào hoa, lãng mạn và tình cảm, vẫn ngày đêm đồng hành cùng với đồng nghiệp trong và ngoài để đưa Báo VietNamNet phát triển mạnh mẽ và thành công hơn nữa trong tương lai. Dù biết rằng con đường đã chọn muôn vàn khó khăn, nhưng với tinh thần đoàn kết, ham đổi mới và có trách nhiệm, tập thể những con người đã chọn đồng hành cùng với chính ngôi nhà thứ hai của mình sẽ tiến thật xa trên con đường ấy.

Đồng hành cùng Công ty CP Truyền thông VietNamNet từ những ngày mới thành lập, trải qua nhiều lần thay đổi nhân sự, những con người đứng sau luôn âm thầm phát triển và vận hành các hệ thống dịch vụ của công ty: Hệ thống quảng cáo, Các chuyên trang của báo VietNamNet bao gồm Tintuconline.com.vn,2Sao.vn, video.VietNamNet.vn, Vads.vn, echip.com.vn, gamesao.vn. Chúng tôi những người trẻ tuy không đông về số lượng nhưng tràn đầy năng lượng, nhiệt huyết và tinh thần ham học hỏi luôn cam kết mang đến chất lượng dịch vụ tốt nhất có thể. Hướng tới VietNamNet tuổi 20, chúng tôi tự hào vì được là một phần nhỏ trong đại gia đình VietNamNet, tuổi 20 chúng tôi mong muốn đại gia đình VietNamNet phát huy hơn nữa sức mạnh đoàn kết, gắn bó đưa con thuyền VietNamNet vươn cao, vươn xa trong làng báo điện tử Việt Nam.

Nếu như VietNamNet đã trải qua quãng hành trình 20 năm thăng trầm, phát triển thì phòng Marketing chỉ mới được khai sinh 3 năm trước, vào tháng 8 năm 2014 với vỏn vẹn 2 thành viên. Phòng Marketing trực thuộc Công ty Cổ phần Truyền thông VietNamNet, đảm nhiệm những nhiệm vụ quan trọng cho cả báo VietNamNet và Công ty như: nghiên cứu thị trường; phát triển sản phẩm bao gồm sản phẩm báo chí đa phương tiện, sản phẩm website, sản phẩm quảng cáo; Social Media; SEO; phát triển khách hàng cho mảng thương mại điện tử; đào tạo kỹ năng số cho đội ngũ nội dung… 3 năm qua là quãng thời gian vô cùng ý nghĩa với sự chuyển mình mạnh mẽ từ những bước chập chững ban đầu với bao nhiêu bỡ ngỡ, đến nay phòng đã có số lượng lớn hơn nhiều thuở sơ khai, góp phần quan trọng vào sự phát triển của một VietNamNet “Tin cậy, trách nhiệm, sắc sảo, đổi mới”.

Marketing là một trong những phòng ban có đội ngũ nhân sự trẻ nhất VietNamNet với đa số thành viên thuộc thế hệ 9X. Tuy nhiên, Marketing cũng là một trong những phòng ban có phong cách làm việc “máu lửa” nhất, không kể ngày đêm, không ngại sớm tối – đúng với slogan của chúng tôi: “Marketing – Chiến hết mình!”.

Tất cả thành viên của Marketing đều làm việc theo tôn chỉ chung:
Tinh thần đồng đội
Nỗ lực trong mọi hoàn cảnh
Làm việc mình yêu, yêu việc mình làm
Không ngừng học hỏi

Với những con người trẻ trung, nhiệt huyết, Marketing tràn đầy khát vọng mang sức trẻ, trí tuệ, sức lực của mình góp phần làm nên một VietNamNet tuổi 20 vươn lên mạnh mẽ!

Nói đến nghề thiết kế, chắc hẳn ai cũng mường tượng đến những designer đầu tóc rối bời, cả ngày chỉ biết cắm mặt vào máy tính. Với tâm thế đó, chúng tôi bước chân vào VietNamNet chỉ đơn giản là nơi mình sẽ làm việc, sẽ thể hiện những kiến thức đã trau dồi suốt 5 năm học. Nhưng những năm gắn bó với công việc, với con người nơi đây, thời gian trôi nhanh đã đem lại cho chúng tôi nhiều hơn thế. Đó là niềm say mê và sự nhiệt thành, sự hứng khởi và đam mê trước những thử thách của công việc. Mỗi công việc trong mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn đều có những khó khăn, thách thức. Môi trường cạnh tranh khốc liệt đòi hỏi người thiết kế phải không ngừng sáng tạo, không ngừng học hỏi. Chúng tôi tự nhận thấy mình thật may mắn khi luôn nhận được sự định hướng đúng đắn từ các cấp lãnh đạo cũng như sự giúp đỡ tận tình từ những người đồng nghiệp đáng mến. Không biết từ lúc nào, VietNamNet không chỉ đơn thuần là nơi tôi làm việc mà đã trở thành mái nhà thứ hai. Nơi chúng tôi có thể thỏa sức sáng tạo, thỏa sức đam mê, cùng nhau đoàn kết để tìm ra những hướng đi tốt nhất.

Đồng hành cùng đội ngũ phóng viên, biên tập viên trong Tòa soạn từ những ngày đầu sơ khai, những người đứng sau âm thầm phục vụ, những công việc không tên, không phải ai cũng biết về chúng tôi. Từ những việc nhỏ nhặt nhất pha trà, rót nước… đến những công việc lớn lao, những dự án lớn mang lại lợi ích thiết thực cho Tòa soạn. Nếu đánh giá khối nội dung là trí óc trên cơ thể VietNamNet thì chúng tôi là một phần trái tim cơ thể đó. Mọi người thường nói vui đơn vị của chúng tôi “hành là chính” nhưng trong môi trường chuyên nghiệp, cởi mở như VietNamNet, thì đơn vị chúng tôi “bị hành là chính”- phục vụ hậu cần, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho toàn thể đại gia đình VietNamNet. Chúng tôi tự hào là một phần cơ thể của đại gia đình ấy. 20 tuổi - Tuổi sung sức và căng tràn nhựa sống, chúng tôi mong muốn Đại gia đình VietNamNet tiếp tục đoàn kết, gắn bó để giữ vững vị thế “Báo điện tử chính thống hàng đầu Việt Nam”.

Phòng gồm 10 người (trong đó 03 người VP HCM): 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 8 chuyên viên chức năng của phòng:
- Quản lý, kiểm tra, hướng dẫn và thực hiện chế độ kế toán
- Thống kê; quản lý tài chính, tài sản theo quy định của Pháp luật; tham mưu cho TBT trong lĩnh vực tài chính, thông tin kinh tế.
- Đáp ứng nhu cầu về tài chính cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Báo theo kế hoạch.

Với các chức năng nêu trên, phòng Tài chính kế toán đã và đang thực hiện tốt các nhiệm vụ cụ thể, quản lý tài chính hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thu chi của Báo.

Là những con người cẩn thận, tỉ mỉ, kiên trì, trung thực và chịu được áp lực công việc, phòng Tài chính kế toán luôn cố gắng hết sức phối hợp cùng với các phòng nghiệp vụ khác nhằm mang lại hiệu quả công việc tốt nhất và lợi ích tốt nhất cho ngôi nhà chung VietNamNet.

Chúng tôi là một “liên minh” các bộ phận tổ chức lao động, hành chính và tài chính kế toán của Công ty CP Truyền thông VietNamNet "cư ngụ" tại tầng 4 tòa nhà C'land. Có lẽ nhìn vào một tờ báo ít ai để ý nhiều đến những công việc mang tính chất bình thường mà đơn vị nào cũng phải có: lễ tân đón tiếp khách khứa, sắp xếp phòng họp; giải thích những thắc mắc của nhân sự và dĩ nhiên rồi là tính lương, tính nhuận bút cho mọi người... Một công việc "như con mọn" nhưng hết sức quan trọng khác là đếm số tin bài, số banner, kiểm tra giá, tính công nợ cho gần một nghìn khách hàng lớn bé, có lẽ nếu thiếu đi tính kiên nhẫn, tỷ mẩn, cẩn thận thì khó có ai làm được.

Thực ra, công việc của chúng tôi không chỉ giản đơn như thế. Gắn với sứ mệnh kinh doanh, làm thế nào để bảo đảm nguồn thu cho Báo, chúng tôi phải phân tích, suy nghĩ để tư vấn đưa ra chính sách bán hàng phù hợp trong từng thời điểm, đủ cạnh tranh, hài lòng khách hàng; có lúc mềm mỏng, cũng có lúc phải quyết liệt với chính khách hàng của mình.

Dù công việc vất vả, nhưng các chị em chúng tôi vẫn luôn yêu nghề, hết lòng vì công việc, vì sự phát triển của Báo VietNamNet, yêu thương đùm bọc nhau như một gia đình trong Đại gia đình VietNamNet thân yêu.

VietNamNet tuoi 20
VietNamNet tuoi 20
VietNamNet tuoi 20
VietNamNet tuoi 20

Ông Phạm Anh Tuấn công tác tại VietNamNet đến nay đã 16 năm (từ năm 2001), cùng với nguyên Tổng Biên tập Nguyễn Anh Tuấn xây dựng nội dung tờ báo từ thời trứng nước.

Ông Phạm Anh Tuấn là linh hồn của mọi chủ trương quan trọng của VietNamNet trong những dấu mốc lớn của tờ báo: tách VietNamNet từ VNPT về trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông; chuyển hệ thống quảng cáo từ thuê ngoài về tự làm, và tham gia chỉ đạo Công ty CP Truyền thông VietNamNet.

Tổng Biên tập Phạm Anh Tuấn đề xướng và trực tiếp chỉ đạo thực hiện một loạt những đổi mới thiết yếu với tờ báo: Chuyên mục mới, Góc nhìn thẳng, Hotface, giao diện mới, thân thiện với người sử dụng, ứng dụng công nghệ mới và việc phát hành báo...

Ông là một người cởi mở, lắng nghe cấp dưới, tạo dựng môi trường làm việc lành mạnh, trong sạch, xây dựng và duy trì một tập thể người làm báo sống đoàn kết, tình cảm và đồng chí hướng.

Không chỉ thế, người từng được biết đến là một trong những “Tổng biên tập trẻ nhất Việt Nam” này còn có những sở thích rất cá tính như điều khiển máy bay mô hình, ô tô địa hình. Và ông cũng nhận được sự nể phục của nhiều ca sĩ chuyên nghiệp vì giọng hát vô cùng ngọt ngào, điêu luyện của mình.

“Người đàn bà thép của VietNamNet” - bà Hoàng Thị Bảo Hương đã gắn bó với báo từ những ngày đầu tiên của hành trình VietNamNet. Đến nay, bà đang đảm nhận hai vai trò quan trọng: Phó Tổng biên tập Báo VietNamNet và Tổng Giám đốc Công ty CP Truyền thông VietNamNet.

Với gần 20 năm gắn bó, đồng hành cùng VietNamNet, Phó Tổng biên tập Hoàng Thị Bảo Hương đã được “tôi luyện” và trưởng thành từ những vị trí công việc quan trọng trong tổ chức. Nhận nhiệm vụ Phó Tổng biên tập Phụ trách Quản lý - Kinh doanh, Ủy viên Ban Biên tập, ở cương vị nào bà cũng đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Với kiến thức sâu rộng về Luật và kinh nghiệm dày trong kinh doanh truyền thông Phó Tổng biên tập Hoàng Thị Bảo Hương đã có những phản biện sắc sảo, góc nhìn đa chiều, tham gia cùng Ban Biên tập định hướng nội dung góp phần nâng cao chất lượng, uy tín của Báo VietNamNet. Ấn tượng nhất, Phó Tổng biên tập Hoàng Thị Bảo Hương đã chuyển hoạt động quảng cáo - truyền thông từ ”thuê ngoài” thành “VietNamNet tự làm”. Cùng với đó, xây dựng thành công hệ thống kinh doanh - quảng cáo - truyền thông và các dịch vụ GTGT, vận hành ổn định và chuyên nghiệp hệ thống này, giúp doanh thu tăng trưởng hàng năm, đảm bảo thu nhập cho các thành viên VietNamNet.

Bà còn được mệnh danh là “người đàn bà không tuổi” bởi vẻ ngoài trẻ trung xinh đẹp, luôn khiến người đối diện bối rối khi lần đầu gặp mặt.

Trước khi trở thành Phó Tổng biên tập của báo VietNamNet, ông Lê Thế Vinh đã có nhiều năm làm Trưởng ban Phóng sự, Xã hội, Thời sự và trực tiếp chỉ đạo nhiều tuyến đề tài xuất sắc, có hiệu ứng xã hội cao: Loạt bài xe quá tải giết chết những cung đường; các sự kiện mưa bão, lũ lụt, thiên tai ở Việt Nam; Loạt bài về đường dây ăn mày ở Hà Nội; Loạt bài về phố cổ Hà Nội; Vụ chặt hạ và thay thế 6700 cây xanh trên địa bàn Thủ đô; cô gái mù lừa gạt trong điều ước thứ 7; vụ chương trình "trái tim Việt Nam' lừa đảo.... Đồng thời ông đã chỉ đạo phóng viên đưa tin nhanh, kịp thời các vụ án gây xôn xao dư luận; triển khai các mạch đề tài mới lạ như “Góc khuất các nghề", “Trở lại điểm nóng dư luận" và rất nhiều tuyến đề tài nóng, thu hút dư luận khác. Những tuyến bài với sự chỉ đạo sát sao, tâm huyết của ông đã được đông đáo độc giả đón nhận, đem lại lượt truy cập cao và uy tín cho Báo. Hiểu nghề, yêu nghề trong từng ngõ ngách, Phó Tổng Biên Tập Lê Thế Vinh đã truyền ngọn lửa nhiệt huyết cho anh chị em tòa soạn, để từ đó có nhiều đề tài nối tiếp nhau ra đời mang lại tác động tích cực cho xã hội.

Nếu như VietNamNet đã trải qua quãng hành trình 20 năm thăng trầm, phát triển thì phòng Marketing chỉ mới được khai sinh 3 năm trước, vào tháng 8 năm 2014 với vỏn vẹn 2 thành viên. Phòng Marketing trực thuộc Công ty Cổ phần Truyền thông VietNamNet, đảm nhiệm những nhiệm vụ quan trọng cho cả báo VietNamNet và Công ty như: nghiên cứu thị trường; phát triển sản phẩm bao gồm sản phẩm báo chí đa phương tiện, sản phẩm website, sản phẩm quảng cáo; Social Media; SEO; phát triển khách hàng cho mảng thương mại điện tử; đào tạo kỹ năng số cho đội ngũ nội dung… 3 năm qua là quãng thời gian vô cùng ý nghĩa với sự chuyển mình mạnh mẽ từ những bước chập chững ban đầu với bao nhiêu bỡ ngỡ, đến nay phòng đã có số lượng lớn hơn nhiều thuở sơ khai, góp phần quan trọng vào sự phát triển của một VietNamNet “Tin cậy, trách nhiệm, sắc sảo, đổi mới”.

Marketing là một trong những phòng ban có đội ngũ nhân sự trẻ nhất VietNamNet với đa số thành viên thuộc thế hệ 9X. Tuy nhiên, Marketing cũng là một trong những phòng ban có phong cách làm việc “máu lửa” nhất, không kể ngày đêm, không ngại sớm tối – đúng với slogan của chúng tôi: “Marketing – Chiến hết mình!”.

Tất cả thành viên của Marketing đều làm việc theo tôn chỉ chung:
Tinh thần đồng đội
Nỗ lực trong mọi hoàn cảnh
Làm việc mình yêu, yêu việc mình làm
Không ngừng học hỏi

Với những con người trẻ trung, nhiệt huyết, Marketing tràn đầy khát vọng mang sức trẻ, trí tuệ, sức lực của mình góp phần làm nên một VietNamNet tuổi 20 vươn lên mạnh mẽ!

Nói đến nghề thiết kế, chắc hẳn ai cũng mường tượng đến những designer đầu tóc rối bời, cả ngày chỉ biết cắm mặt vào máy tính. Với tâm thế đó, chúng tôi bước chân vào VietNamNet chỉ đơn giản là nơi mình sẽ làm việc, sẽ thể hiện những kiến thức đã trau dồi suốt 5 năm học. Nhưng những năm gắn bó với công việc, với con người nơi đây, thời gian trôi nhanh đã đem lại cho chúng tôi nhiều hơn thế. Đó là niềm say mê và sự nhiệt thành, sự hứng khởi và đam mê trước những thử thách của công việc. Mỗi công việc trong mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn đều có những khó khăn, thách thức. Môi trường cạnh tranh khốc liệt đòi hỏi người thiết kế phải không ngừng sáng tạo, không ngừng học hỏi. Chúng tôi tự nhận thấy mình thật may mắn khi luôn nhận được sự định hướng đúng đắn từ các cấp lãnh đạo cũng như sự giúp đỡ tận tình từ những người đồng nghiệp đáng mến. Không biết từ lúc nào, VietNamNet không chỉ đơn thuần là nơi tôi làm việc mà đã trở thành mái nhà thứ hai. Nơi chúng tôi có thể thỏa sức sáng tạo, thỏa sức đam mê, cùng nhau đoàn kết để tìm ra những hướng đi tốt nhất.

Trung tâm Kỹ thuật – Công nghệ Báo VietNamNet thành lập năm 2012, trên cơ sở nâng cấp từ Phòng Kỹ Thuật Điều Hành thuộc Công ty phần mềm và truyền thông VASC, vinh dự được đóng góp cùng với sự phát triển của VietNamNet 20 năm. Trung tâm là một trong những hậu phương vững chắc ở mảng kỹ thuật công nghệ, đã cùng trải qua các giai đoạn khó khăn, thăng trầm, ở những thời điểm khó khăn nhất để tiến lên cùng sự phát triển của Báo VietNamNet.

Mỗi cá nhân trong Trung tâm là một nhân tố đã cống hiến cả sức trẻ, niềm đam mê, nhiệt huyết, sáng tạo, xây dựng và gắn bó với VietNamNet. Họ đều cảm thấy vô cùng may mắn khi đã được làm việc ở một nơi được gọi là ngôi nhà thứ hai, là nơi để có thế thỏa sức sáng tạo, say mê và chắp cánh cho những ước mơ và tinh thần lạc quan về một tương lai tươi sáng của tờ báo chính thống hàng đầu Việt Nam. Bên cạnh đó, có những lúc khó khăn tưởng chừng như vượt quá sự hiểu biết cũng như sức lực của những con người nhiệt huyết này, nhưng vượt lên trên hết là tinh thần không ngại khó khăn, hết mình vì mầu cờ sắc áo, như những người gác đền và giữ cửa cho ngôi nhà thứ hai vững chãi vượt qua những giông tố, khó khăn. Trung tâm Kỹ thuật Công nghệ với những người trẻ nhiệt huyết, hết mình và tự hào với ngôi nhà thân yêu của mình.

Dân kỹ thuật vốn khô khan và công thức nhưng những chàng trai, cô gái kỹ thuật vẫn rất hào hoa, lãng mạn và tình cảm, vẫn ngày đêm đồng hành cùng với đồng nghiệp trong và ngoài để đưa Báo VietNamNet phát triển mạnh mẽ và thành công hơn nữa trong tương lai. Dù biết rằng con đường đã chọn muôn vàn khó khăn, nhưng với tinh thần đoàn kết, ham đổi mới và có trách nhiệm, tập thể những con người đã chọn đồng hành cùng với chính ngôi nhà thứ hai của mình sẽ tiến thật xa trên con đường ấy.

Đồng hành cùng Công ty CP Truyền thông VietNamNet từ những ngày mới thành lập, trải qua nhiều lần thay đổi nhân sự, những con người đứng sau luôn âm thầm phát triển và vận hành các hệ thống dịch vụ của công ty: Hệ thống quảng cáo, Các chuyên trang của báo VietNamNet bao gồm Tintuconline.com.vn,2Sao.vn, video.VietNamNet.vn, Vads.vn, echip.com.vn, gamesao.vn. Chúng tôi những người trẻ tuy không đông về số lượng nhưng tràn đầy năng lượng, nhiệt huyết và tinh thần ham học hỏi luôn cam kết mang đến chất lượng dịch vụ tốt nhất có thể. Hướng tới VietNamNet tuổi 20, chúng tôi tự hào vì được là một phần nhỏ trong đại gia đình VietNamNet, tuổi 20 chúng tôi mong muốn đại gia đình VietNamNet phát huy hơn nữa sức mạnh đoàn kết, gắn bó đưa con thuyền VietNamNet vươn cao, vươn xa trong làng báo điện tử Việt Nam.

Đồng hành cùng đội ngũ phóng viên, biên tập viên trong Tòa soạn từ những ngày đầu sơ khai, những người đứng sau âm thầm phục vụ, những công việc không tên, không phải ai cũng biết về chúng tôi. Từ những việc nhỏ nhặt nhất pha trà, rót nước… đến những công việc lớn lao, những dự án lớn mang lại lợi ích thiết thực cho Tòa soạn. Nếu đánh giá khối nội dung là trí óc trên cơ thể VietNamNet thì chúng tôi là một phần trái tim cơ thể đó. Mọi người thường nói vui đơn vị của chúng tôi “hành là chính” nhưng trong môi trường chuyên nghiệp, cởi mở như VietNamNet, thì đơn vị chúng tôi “bị hành là chính”- phục vụ hậu cần, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho toàn thể đại gia đình VietNamNet. Chúng tôi tự hào là một phần cơ thể của đại gia đình ấy. 20 tuổi - Tuổi sung sức và căng tràn nhựa sống, chúng tôi mong muốn Đại gia đình VietNamNet tiếp tục đoàn kết, gắn bó để giữ vững vị thế “Báo điện tử chính thống hàng đầu Việt Nam”.

Phòng gồm 10 người (trong đó 03 người VP HCM): 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 8 chuyên viên chức năng của phòng:
- Quản lý, kiểm tra, hướng dẫn và thực hiện chế độ kế toán
- Thống kê; quản lý tài chính, tài sản theo quy định của Pháp luật; tham mưu cho TBT trong lĩnh vực tài chính, thông tin kinh tế.
- Đáp ứng nhu cầu về tài chính cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Báo theo kế hoạch.

Với các chức năng nêu trên, phòng Tài chính kế toán đã và đang thực hiện tốt các nhiệm vụ cụ thể, quản lý tài chính hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thu chi của Báo.

Là những con người cẩn thận, tỉ mỉ, kiên trì, trung thực và chịu được áp lực công việc, phòng Tài chính kế toán luôn cố gắng hết sức phối hợp cùng với các phòng nghiệp vụ khác nhằm mang lại hiệu quả công việc tốt nhất và lợi ích tốt nhất cho ngôi nhà chung VietNamNet.

Chúng tôi là một “liên minh” các bộ phận tổ chức lao động, hành chính và tài chính kế toán của Công ty CP Truyền thông VietNamNet "cư ngụ" tại tầng 4 tòa nhà C'land. Có lẽ nhìn vào một tờ báo ít ai để ý nhiều đến những công việc mang tính chất bình thường mà đơn vị nào cũng phải có: lễ tân đón tiếp khách khứa, sắp xếp phòng họp; giải thích những thắc mắc của nhân sự và dĩ nhiên rồi là tính lương, tính nhuận bút cho mọi người... Một công việc "như con mọn" nhưng hết sức quan trọng khác là đếm số tin bài, số banner, kiểm tra giá, tính công nợ cho gần một nghìn khách hàng lớn bé, có lẽ nếu thiếu đi tính kiên nhẫn, tỷ mẩn, cẩn thận thì khó có ai làm được.

Thực ra, công việc của chúng tôi không chỉ giản đơn như thế. Gắn với sứ mệnh kinh doanh, làm thế nào để bảo đảm nguồn thu cho Báo, chúng tôi phải phân tích, suy nghĩ để tư vấn đưa ra chính sách bán hàng phù hợp trong từng thời điểm, đủ cạnh tranh, hài lòng khách hàng; có lúc mềm mỏng, cũng có lúc phải quyết liệt với chính khách hàng của mình.

Dù công việc vất vả, nhưng các chị em chúng tôi vẫn luôn yêu nghề, hết lòng vì công việc, vì sự phát triển của Báo VietNamNet, yêu thương đùm bọc nhau như một gia đình trong Đại gia đình VietNamNet thân yêu.

Được thành lập ngày 5/6/2009, Trung Tâm Kinh doanh vùng 1, trực thuộc Công ty CP Truyền thông VietNamNet ra đời nhằm mục đích khai thác và phát triển kinh doanh các dịch vụ, sản phẩm truyền thông trên Báo VietNamNet.

Được sự dẫn dắt và chỉ bảo của đội ngũ lãnh đạo giàu kinh nghiệm, đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt huyết, Trung tâm kinh doanh vùng 1 đã có sự phát triển vượt bậc, doanh thu hàng năm tăng trưởng trên 30%, nhân sự ban đầu chỉ có 3 nhân viên, hiện nay sau 8 năm đã có 10 nhân viên kinh doanh đều ở độ tuổi trẻ, năng động, tinh thần chiến đấu cao, sáng tạo trong công việc, góp phần mang lại sự thành công chung cho Công ty CP Truyền thông VietNamNet – đối tác chiến lược chính của Báo VietNamNet.

Phát huy tinh thần phát triển 20 năm của Báo VietNamNet, Trung tâm kinh doanh vùng 1 sẽ tiếp tục sát cánh cùng Báo VietNamNet trong việc xây dựng và quảng bá thương hiệu VietNamNet đến với bạn đọc và các khách hàng.

Tập thể nhân viên Trung Tâm Kinh Doanh Vùng 2 đã có nhiều cố gắng trong công việc suốt nhiều năm qua và mang lại những giá trị nhất định góp phần vào sự phát triển chung của báo VietNamNet. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều hạn chế và tiềm năng chưa được phát huy hết và đó là động lực giúp cả Trung Tâm Kinh Doanh Vùng 2 phải tiếp tục phấn đấu trong thời gian tới. Chúng tôi sẽ làm việc với chất lượng cao hơn, tinh thần cao hơn, hiệu quả giá trị cao hơn để đóng góp vào sự phát triển chung của Báo VietNamNet.

Kỷ niệm VietNamNet 20, tuổi tập thể Trung Tâm Kinh Doanh Vùng 2 muốn gửi lời cảm ơn tới nhiều bộ phận và phòng ban trong đó có các lãnh đạo đã hỗ trợ cho Trung Tâm Kinh Doanh Vùng 2 suốt nhiều năm qua.

Tập thể Trung Tâm Kinh Doanh Vùng 2 sẽ tiếp tục chiến đấu tốt hơn trong thời gian tới.

Phòng CSKH được thành lập cuối năm 2010 với mục đích là hỗ trợ Trung tâm Kinh doanh và Chăm sóc khách hàng. Cùng với sự phát triển của Trung tâm Kinh doanh 2 vùng, phòng CSKH hiện nay có 7 nhân sự ở cả 2 miền Bắc - Nam.

Qua gần 7 năm hoạt động, phòng CSKH cũng đã thực hiện và hoàn thành các mục tiêu nhiệm vụ đề ra. Bên cạnh công việc, các thành viên của phòng CSKH cũng rất nhiệt tình tham gia các hoạt động đoàn thể cùng Công ty và Báo VietNamNet.

Chào đón sinh nhật tuổi 20, các thành viên phòng CSKH với cảm xúc hân hoan cũng nỗ lực phấn đấu làm việc tốt hơn, hòa chung niềm vui cùng Báo VietNamNet

Phòng được thành lập vào tháng 1 năm 2015, tuổi đời rất trẻ. Chúng tôi là những nhân sự rất năng động, nhiệt tình và chu đáo.

Công việc chính của chúng tôi là tư vấn và cung cấp cho khách hàng những sản phẩm thời trang và gia dụng tốt nhất, các sản phẩm cao cấp có nguồn gốc từ nước phát triển nhất.

Cách thức tiếp cận khách hàng qua các kênh tương tác trực tuyến. Phương châm phục vụ khách hàng là “Chuyên nghiệp, tận tâm”. Mong muốn lớn nhất là làm hài lòng tất cả các khách hàng đã đến và sử dụng dịch vụ của Vnnshop.

Trung tâm Kinh doanh 997 có chức năng, nhiệm vụ quản lý, tổ chức kinh doanh các dịch vụ Giá trị gia tăng, góp phần đảm bảo nguồn chi cho hoạt động thường xuyên của Báo VietNamNet.

Với kinh nghiệm của các cấp quản lý cùng đội ngũ nhân sự trẻ trung, năng động, trách nhiệm, Trung tâm Kinh doanh 997 đã duy trì một nguồn doanh thu tốt cho báo. Bên cạnh đó, chúng tôi không ngừng phát triển, tìm ra các hướng đi mới cho dịch vụ giá trị gia tăng nói chung, trong đó trọng tâm là đầu số 997.

Chúng tôi tin tưởng rằng trung tâm sẽ luôn hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.

Nhà báo Uông Ngọc Dậu sinh năm 1957 tại Thanh Hoá. Ông từng kinh qua nghề dạy học nhưng lại gắn bó lâu dài với nghiệp làm báo. Ông là một nhà báo yêu thích mảng bình luận, chính luận, từng là Giám đốc kênh VOV1, Đài Tiếng nói Việt Nam. Hiện nay nhà báo Uông Ngọc Dậu đang công tác tại báo VietNamNet với vai trò cố vấn Tổng biên tập.

Ông chia sẻ: “Từ sự khâm phục, ngưỡng mộ những người sáng lập, xây dựng nên tờ báo điện tử có sức lan tỏa và hiệu ứng xã hội hàng đầu Việt Nam, tôi ấp ủ ước mong một ngày nào đó, được bước vào ngôi nhà VietNamNet, trở thành thành viên, hoặc chỉ là cộng tác viên của tờ báo. Là người yêu nghề báo, tôi đang học hỏi từ những đồng nghiệp VietNamNet tác phong chuyên nghiệp, tinh thần đoàn kết, thái độ tôn trọng độc giả, luôn luôn nhìn về tương lai.”

Ban Thư ký tòa soạn gồm 6 người gồm: Tổng TKTS Đỗ Ngân Phương, Phó Tổng thư ký tòa soạn Đỗ Hữu Khôi, Thư ký phụ trách mảng Thời sự-Chính trị Nguyễn Thị Vân Anh, Thư ký phụ trách mảng Kinh tế Lê Vũ Phong, Thư ký phụ trách mảng Giáo dục-Khoa học Lê Thị Hạnh và Thư ký phụ trách sản xuất nội dung giá trị gia tăng Đinh Thị Ánh Tuyết.

Đây là thời điểm ban Thư ký tòa soạn của báo VietNamNet có lực lượng hùng hậu nhất. Người làm tổng thư ký tòa soạn lâu năm nhất ở VietNamNet giờ đã trở thành Tổng biên tập của báo, ông Phạm Anh Tuấn.

Công việc của các thư ký tòa soạn diễn ra một cách lặng lẽ, luôn chỉ ở phía sau hậu trường nhưng lại gánh một trọng trách to lớn. Từ phía trong "căn bếp" tòa soạn báo, các thư ký tòa soạn đảm nhận nhiệm vụ chỉ đạo các ban, đơn vị sản xuất nội dung triển khai những món ăn phục vụ độc giả. Họ sẽ phải quyết định: ngày hôm nay món nào sẽ là món chính, món nào là món phụ, món nào là món độc lạ mang lại sự khác biệt so với các báo khác, liều lượng của mỗi món ra sao cho vừa khẩu vị độc giả mà không được để quá đà, đảm bảo đạo đức của người làm báo. Điều quan trọng nhất là những món ăn này phải được sản xuất trong thời gian ngắn nhất, nhưng lại phải chính xác nhất và vẫn phải hấp dẫn nhất.

Một công việc thường xuyên nữa của các thư ký tòa soạn là sắp xếp bài vở, tin tức trên trang báo để luôn đảm bảo độ nóng và thu hút độc giả, giống như người đầu bếp phải làm công việc sắp mâm bát, món ăn sao cho thực khách dễ ăn và muốn ăn nhất.

Vừa tổ chức sản xuất, các thư ký tòa soạn cũng là những người phải kiểm duyệt bài, phát hiện lỗi, sai sót trước khi xuất bản bài đến với bạn đọc. Và không giống với những người đầu bếp, các thư ký tòa soạn báo còn phải chịu một áp lực nữa là áp lực của "vấn đề nhạy cảm". Nếu không có một cái đầu tỉnh táo, các thư ký tòa soạn sẽ không thể nhận ra được những vấn đề nhạy cảm để có hướng xử lý đúng đắn nhất cho nội dung trên trang báo. Chính bởi vậy, các thư ký tòa soạn cũng thường được gọi là những người gác cổng thầm lặng của các tòa soạn báo.

Ban Thời sự VietNamNet là tên gọi mới được đặt cho cuộc hợp nhất các "siêu ban", "siêu mảng" 2 năm trở lại đây, từ Chính trị, Xã hội, Pháp luật, Điều tra... Ban Thời sự có lẽ là cuộc hợp nhất sức mạnh tất yếu sau chặng đường hình thành, trải nghiệm và vững bước của những ban cá thể độc lập như chính trị, xã hội trong suốt 20 năm qua.
Đặt Ban Thời sự trong 20 năm lịch sử VietNamNet, không thể không nhớ thời kỳ Tổng biên tập Phạm Anh Tuấn khi còn làm Tổng thư ký tòa soạn trực tiếp phụ trách mảng Xã hội, sẵn sàng cầm quân ra trận, lao vào tâm bão để phản ánh, cập nhật tình hình thông tin nóng hổi nhất từ hiện trường đến bạn đọc đến những Trưởng ban kỳ cựu, dày dặn kinh nghiệm như chị Đinh Thị Ánh Tuyết, hiện là Trưởng ban Sản xuất nội dung giá trị gia tăng, Hồ Lan Anh (đã chuyển công tác), sau này anh Lê Thế Vinh cầm trịch Ban Xã hội thời kỳ dài trước khi làm quản lý (Phó Tổng biên tập).
Cuộc hợp nhất thành Ban Thời sự do Thư ký tòa soạn, Trưởng Ban Nguyễn Thị Vân Anh đứng đầu, người có 23 năm kinh nghiệm làm báo và là Trưởng Ban kỳ cựu - Ban Chính trị một thời đóng góp giúp cho VietNamNet nổi lên như một dấu ấn riêng biệt, đặc sắc trong làng báo.
Ban Thời sự có 25 nhân sự chính thức và các Cộng tác viên (CTV) thường trực nằm vùng, bám mảng trải dài ba miền Bắc-Trung-Nam. Nhiều CTV trẻ tuổi xông xáo, năng động, say nghề đã khẳng định được bản thân trong tờ báo, trở thành những phóng viên chính thức.
Ban Thời sự luôn xác định tinh thần làm việc "kỷ luật quân đội" đối với tất cả các nhân sự. Những thay đổi chóng mặt về công nghệ số tác động đến sự cạnh tranh trong môi trường báo chí điện tử đã quy định cách thức làm báo mới mà mỗi nhân sự trong Ban Thời sự phải thích ứng, nắm bắt một cách nhanh nhạy. Không còn thời Biên tập viên chờ bản thảo của phóng viên gửi về rồi tổ chức nội dung.
Sự ứng tác nhanh chóng của phóng viên là quan trọng nhưng sự bọc lót làm việc theo nhóm cũng là tối trọng để đảm bảo tốc độ, độ bao sân thời sự và sản phẩm tin tức đến với độc giả là sản phẩm đọc đa phương tiện hấp dẫn. Mỗi phóng viên cũng không còn cát cứ cố định mảng thuận tay mà luôn trong tình trạng điều động, bổ sung bất cứ lúc nào cần thiết, kể cả những mảng trái tay.
Có nhiều thế hệ nhân sự kỳ cựu của mảng chính trị, xã hội, pháp luật, điều tra... qua các thời kỳ nay đã không còn công tác nhưng để lại thương hiệu gắn với VietNamNet như Việt Lâm, Lê Nhung, Phương Loan, Trường Giang, Trần Duy, Cẩm Quyên, Phạm Cường, Phan Công…

Ban Kinh tế, Nhóm Diễn đàn Kinh tế Việt Nam, mục Thị trường, Ban Kinh doanh: những tên gọi qua nhiều thời kỳ khác nhau, nhưng xin được lấy tên “Kinh tế” có thời gian gắn bó dài nhất, phổ biến nhất khi nói về mình trong dịp kỷ niệm 20 năm VietNamNet.
Ban Kinh tế luôn được cơ quan, các lãnh đạo ưu ái và đặt ra yêu cầu là một ban lớn của tòa soạn. Và trong suốt thời gian 20 năm phát triển của VietNamNet , Ban Kinh tế đã nỗ lực để đáp lại kỳ vọng và yêu cầu đó. Một ban lớn về quy mô, sự đầu tư - tạo điều kiện, số lượng nhân sự, vị trí trên trang chủ VietNamNet; ban lớn về đóng góp nội dung, truy cập và ban lớn về phối hợp với hoạt động kinh doanh... Chính những điều đó mà mỗi thành viên và cả ban luôn phải nỗ lực để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của tòa soạn, theo kịp tốc độ phát triển ngày càng lớn mạnh của tờ báo.
Nhìn lại 20 năm, qua mỗi thời kỳ, Ban Kinh tế luôn để lại cho chúng tôi những kỷ niệm.
Ban nhiều tên nhất và ‘số phận’ lúc có lúc không: Ban Kinh tế cũng được tách ra gộp lại, đổi tên nhiều nhất. Đầu tiên là Ban Kinh tế, sau đó tách ra đổi tên thành hai mảng là mục Thị trường và Nhóm Diễn đàn Kinh tế Việt Nam (VEF). VEF là nơi chia sẻ những thông tin kinh tế mới nhất, phản biện về chính sách, tập hợp tiếng nói của doanh nhân, các chuyên gia về các vấn đề kinh tế của đất nước. Sau đó, Ban Kinh tế được ‘tái lập’ lại rồi được đổi tên thành Kinh doanh. Khi nhìn lại, anh em vẫn nói: Lớn đấy nhưng 'lúc có lúc không', như để nhắc nhau phải luôn sẵn sàng và luôn cố gắng đáp ứng mọi yêu cầu và sắp xếp của tòa soạn cho những mục tiêu phát triển trong từng giai đoạn.
Lắm người già cố mà theo bọn trẻ: Ban có 8 người thì đúng một nửa là được xếp vào nhóm già: Trần Thủy, Hà Dũng, Hà Yên, Vũ Phong... dường như đã quá cũ nên luôn nhắc nhau là may ban mình tuyển được mấy phóng viên trẻ: Phạm Huyền, Duy Khánh, Bạch Hân, Lương Bằng... nên dù già nhưng cũng cố mà theo cho bằng anh em trẻ để cả ban chạy cho đều.
Chuyện nghịch lý ở Ban Kinh tế nó cứ sờ sờ hàng ngày: Trong lúc có anh PV trẻ khỏe ngồi hội nghị khách sạn 5 sao, áo cổ cồn phỏng vấn bộ trưởng cho chiến lược mơ về Việt Nam thành hổ hóa rồng cất cánh vươn lên top đầu thế giới thì có cô phóng viên vác bụng bầu 5 giờ sáng ra chợ đầu mối mót quả thối cùng cửu vạn để làm sinh tố.
Mỗi sáng sớm cứ thấy giá xe giảm 100 triệu, nhà cắt lỗ cả tỷ đồng còn dành tiền ăn thủy quái trăm triệu, hoa quả Nhật ngàn USD lại còn thưởng bạch trà ngàn năm mấy chục triệu. Trong khi có người ngồi bàn chuyện chứng khoán, buôn vàng rồi tính tiền ngàn tỷ của đại gia thì có phóng viên lần mò bà cháo lòng, cô bán trà gom tiền lẻ xây nhà lầu, mua Camry hồi môn con gái về nhà chồng.
Loạt bài về những đại dự án hành tráng ngàn tỷ đắp chiếu hao tổn ngân sách được giải báo chí quốc gia thì cũng có loạt bài kỳ tích nông dân chăn bò trên cao nguyên Mộc Châu đạt giải thưởng ‘đập’ lại ngay. Tất cả đều đang nỗ lực để tạo nên sức sống thời sự, bản sắc chuyên sâu và sinh động thị trường cho trang Kinh tế.

Ban thì đông nhưng ơn trời toàn ‘loại’ ít ý kiến nên chỉ biết nhắc nhau 'im đi, cúi xuống mà làm', rồi lại ngóng có lý do để đi ăn nhậu, đi chơi. Anh em cứ gọi là động viên nhau: nếu được sẽ làm hết sức, còn sẵn sàng chơi quên mình... Có lẽ nhờ thế nên được cái tiếng là nhìn vào cũng thấy sống với nhau ổn. Thế là được rồi, đời chỉ mong bình yên để tiếp tục nỗ lực thực hiện nhiệm vụ được giao.

Là một trong những ban chủ lực của VietNamNet, khởi nguồn từ Ban Văn hóa, nay là Ban Giải trí là một trong những ban có lượng phóng viên ít nhất tòa soạn hiện nay với duy nhất 1 phóng viên chính thức ngoài Hà Nội. Hiện tại Ban Giải trí ngoài trưởng ban có thêm 2 BTV tổ chức tin bài đầu phía Nam và phía Bắc cùng 3 CTV. Hai thành viên trụ cột của Ban Giải trí có thâm niên gắn bó 14 và 15 năm với Ban cũng như VietNamNet. Chúng tôi tự hào vì được trở thành một phần không thể thiếu đồng hành cùng tờ báo thân yêu đón sinh nhật tuổi 20 tràn đầy sức sống và chúc VietNamNet vững mạnh tuổi đôi mươi.

Là một trong những ban được thành lập ngay từ những ngày đầu của VietNamNet, trong suốt hai mươi năm qua, ban Quốc tế đã không ngừng tự học hỏi, tự đổi mới và ngày càng lớn mạnh. Trải qua nhiều thay đổi, tới nay Ban Quốc tế với 5 thành viên, đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển nói chung của VietNamNet, trở thành một trong những chuyên mục chủ lực với lượng view nằm ở top đầu của tờ báo.

Ban cũng không ngừng nâng cấp và cải tiến nội dung tuyên truyền, thay thế một số tiểu mục không còn phù hợp và xây dựng một số tiểu mục mới phù hợp với tình hình và đáp ứng nhu cầu thông tin về các diễn biến thời sự quốc tế, đồng thời thông qua các phương thức truyền thông mới như mạng xã hội để đưa thông tin tiếp cận tốt hơn đến bạn đọc trong và ngoài nước.

Hầu hết thành viên của ban đều gắn bó với VietNamNet từ khi mới ra trường và đã cống hiến cả tuổi thanh xuân của mình vì sự phát triển của VietNamNet.

Ban Giáo dục được hình thành từ một nhóm nhỏ, gồm 2 nhân sự phía Bắc và 1 nhân sự phía Nam. Đây là nơi đến của nhiều sinh viên mới ra trường, nơi chuyển giao công việc của các nhân sự trong nhiều thời điểm biến động của tờ báo; cũng là nơi có nhiều nhân sự chuyển sang các lĩnh vực khác và vẫn tiếp tục duy trì tinh thần cống hiến cho tờ báo. Với các thành viên cá tính và sắc nét, mỗi người với từng thế mạnh riêng có của mình đã tạo dựng nên giá trị và chỗ đứng của ban, không chỉ trong nội bộ tờ báo mà còn được ghi nhận trong cộng đồng báo chí giáo dục. Khởi sự với lực lượng nòng cốt và chủ đạo là nữ, sau này, ban còn được bổ sung thêm các phóng viên nam, đều là những phóng viên tinh nhuệ trong mảng giáo dục. Triết lý làm việc của ban giáo dục là nói ít làm nhiều, cùng nhau xây dựng môi trường lành mạnh để mỗi cá nhân tìm thấy đam mê và phát huy sở trường của mình, đóng góp cho tổ chức vững mạnh, bền vững.

“Tuổi trẻ làm việc trẻ- Gần gũi và mới mẻ” được xem là slogan mới nhất của Ban Đời sống kể từ năm 2017.
“Tuổi trẻ” là bởi Ban Đời sống quy tụ các nhân sự được xem là trẻ nhất của khối Nội dung Báo VietNamNet (đầu cầu Hà Nội). Phía Nam, chúng tôi có phóng viên U70 nhưng tinh thần làm việc của chú luôn vô cùng trẻ trung. Chú bảo, phải “xê dịch và viết”, nếu không, chú sẽ buồn lắm lắm!
“Việc trẻ” là hướng tới xây dựng những nội dung trẻ trung, giản dị, mới mẻ, nhỏ bé nhưng gần gũi với đời sống độc giả.
     Với mục tiêu này, chúng tôi mong muốn sẽ góp sức mình vào hành trình xây dựng và phát triển VietNamNet - tờ báo hàng đầu Việt Nam!

Thật vui và cũng thật biết ơn khi đúng tròn kỷ niệm 20 năm sinh nhật báo, Thể Thao trên đà tăng tốc trở lại, với những số liệu đầy tích cực. Đây như một "món quà" nói thay nỗ lực, niềm hứng khởi làm việc và đồng lòng cùng nhau của các thành viên trong ban, nơi chúng tôi xem đó là "người thân, gia đình" của mình, trong GIA ĐÌNH LỚN VietNamNet.

Hoà chung vào phong trao phấn đấu mừng cột mốc quan trọng 20 năm của báo, ban Thể thao quyết tâm "luyện công" đạt phong độ cao hơn nữa, tốt lên nữa, để đúng vào ngày 19/12, được nghe giọng nói hân hoan của Tổng biên tập PHẠM ANH TUẤN: Tôi tự hào về tất cả các bạn, chúng ta đã làm rất tốt và các ban đều vượt... định mức!

20 năm, bảo yêu thì dễ, vì tự khắc nó đến một cách tự nhiên, nhưng để viết lên những lời yêu là quá khó. Khó vì trong đầu mỗi con người, mỗi bộ phận là công việc, là hoạch định, là những phối hợp để làm sao nội dung ra được sản phẩm có thể gây chú ý, đáp ứng bạn đọc, còn nhóm quản lý, kinh doanh thì làm sao ra tiền, đảm bảo cuộc sống cho mọi người ở mức tốt nhất có thể, giữa khó khăn chung tài chính toàn cầu.

Công việc cuốn không chỉ chúng tôi, các thành viên ban Thể thao, mà là mọi chúng ta trong ngôi nhà VietNamNet. Vai trò càng lớn thì trọng trách càng nặng nề, nên chúng tôi hiểu nỗi vất vả, và cả sức ép mà lãnh đạo phải gồng gánh, cũng như chúng tôi có nỗi khổ của... ép view, thấp thỏm định mức nhuận bút, phân bậc,...

20 năm, dành một khoảng lặng để nhìn lại, để chào đón, Thể thao chúng tôi tự hào là "viên gạch" đầu tiên, điểm khởi nguồn cho "Trang thông tin", với sự kiện World Cup 1998, rồi diễn đàn VNN2 đình đám cả trong và ngoài nước, trong nhiều năm liền, trước khi các mảng như Văn hóa, Tin học tiếp nối thật rầm rộ...

Chúng tôi cũng tự hào và thấy may mắn khi làm trong lĩnh vực không thuộc "yêu thích" của số đông chị em và cả không ít đấng mày râu trong VietNamNet, nhưng lại luôn là "món yêu thích" của lãnh đạo số 1 - những người truyền lửa, là Tổng biên tập Nguyễn Anh Tuấn, Tổng biên tập Bùi Sỹ Hoa, và nay là Tổng biên tập Phạm Anh Tuấn, bước ra và đi lên từ chính ngôi nhà VietNamNet.

Và chúng tôi cũng thấy có một sự "đặc biệt" thú vị, khi ở lĩnh vực tưởng chỉ dành cho nam, có "bóng hồng" gắn bó xuyên suốt lịch sử của tờ báo, từ những bản tin đầu tiên, mà giờ đây thành nhân vật có thâm niên lâu nhất tòa soạn... Chừng đó đủ để Thể thao chúng tôi nói yêu và gắn kết cùng nhau đến chừng nào...

Mừng 20 năm, chúng ta cùng nhau chia vui, nắm lấy tay nhau và tiếp tục tiến bước về phía trước! VietNamNet - VỮNG, NHANH, NHẠY.

Ban Công nghệ được hình thành bởi sự sát nhập của Chuyên trang I-Today (tạp chí CNTT trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam) với báo VietNamNet vào năm 2004. Người phụ trách ban đầu là nhà báo Hữu Thiện, sau này ông tập trung thời gian cho Echip và Echip Mobile và Trưởng ban Công nghệ được bổ nhiệm sau đó và tiếp tục cho đến nay là nhà báo Bùi Bình Minh.

Dưới sự quản lý của nhà báo Bình Minh cùng hỗ trợ đắc lực của nhà báo Huyền Sâm, một nhà báo công nghệ đầy kinh nghiệm, sự đầu quân của Cầm Thi, một phóng viên trẻ nhưng có kỹ năng viết tốt và dịch tiếng Anh cực nhanh, ban Công nghệ đã có nhiều dấu ấn trong những sự kiện lớn của ngành CNTT Việt Nam trong giai đoạn 2004-2009 như: Bill Gates lần đầu đến Việt Nam, Đề án 112, Chủ tịch Intel Craig Barrett đến VN và quyết định đầu tư nhà máy sản xuất chip... Trong giai đoạn 2005-2008, ban Công nghệ cũng có thêm các nhân sự như PV Hưng Hải từ VNExpress về đầu quân, các PV Thế Hà, Bùi Dũng.

Trong khoảng thời gian cuối năm 2010, các hoạt động tuyên truyền cho Bộ TT&TT được ban CNTT-VT đẩy mạnh hơn, trở thành một nhiệm vụ quan trọng của ban và của cả báo VietNamNet. Trong giai đoạn này ban có thêm sự tham gia của BTV Hữu Duyên, chuyển từ bộ phận soát lỗi của Tòa soạn về. Tháng 8/2013, để tinh gọn bộ máy tòa soạn, Ban biên tập quyết định sáp nhập Ban Khoa học vào cùng Ban CNTT-VT. Bác Trần Thanh Minh, BTV Văn Hiệp và BDV Thanh Bình của ban Khoa học cùng các thành viên ban CNTT-VT kết hợp lại thành Ban CNTT-Khoa học. Trong giai đoạn này, nhiệm vụ tuyên truyền cho Bộ TT&TT tiếp tục được Ban CNTT-Khoa học phát huy hiệu quả, ngoài cây bút chủ lực Cầm Thi, còn có thêm sự hỗ trợ đắc lực từ PV/BTV Văn Hiệp.

Đầu năm 2016, cuộc cải tổ "chuẩn SEO" đã thay đổi tên gọi nhiều ban trong Tòa soạn. Ban biên tập quyết định tách mảng Khoa học ra khỏi ban CNTT-Khoa học, đồng thời đổi tên ban thành ban Công nghệ. Văn Hiệp chuyển về ban Giáo Dục, bác Trần Thanh Minh chuyển về trực thuộc Tuần VN, còn BDV Thanh Bình ở lại với ban Công nghệ.

Đầu năm 2017, ban Công nghệ tiếp tục có biến động về nhân sự cốt cán, tuy nhiên đến cuối tháng 5/2017, ban Công nghệ được bổ sung PV trẻ Mạnh Hưng. Tuy chưa nhiều kinh nghiệm trong mảng tuyên truyền Bộ, nhưng Mạnh Hưng bắt nhịp khá nhanh. Mảng thiết bị công nghệ, thị trường công nghệ trong nước cũng được cải thiện nhiều nhờ thế mạnh sẵn có của Mạnh Hưng trong lĩnh vực này.

Trải qua quá trình tách nhập nhiều lần, cùng nhiều biến động về nhân sự, nhưng ban CNTT-VT trước đây, nay là ban Công nghệ, vẫn luôn giữ được sự gắn kết và ăn ý trong công việc giữa các thành viên của ban. Các nhiệm vụ tuyên truyền cho Bộ TT&TT và bám sát lĩnh vực công nghệ trong nước luôn được Ban hoàn thành tốt, đồng thời cũng là ban có doanh thu về dịch vụ truyền thông cao thứ 3 trong Toà soạn trong năm 2016

Ngày 12/12/2011, VietNamNet ra mắt chuyên trang Bất động sản (Vland) dưới sự cố vấn của Bộ xây dựng. Vland dần trở thành một trong những trang thông tin tin cậy đối với độc giả, luôn cập nhật những thông tin thời sự về xây dựng và thị trường bất động sản.
Trải qua những năm đầu thành lập và phát triển, Vland ngày càng khẳng định vị thế, năm 2015 Vland chính thức chuyển thành Ban Bất động sản của báo VietNamNet. Là ban non trẻ nhất tòa soạn với trưởng ban trẻ tuổi nhất, số thành viên ít nhất nhưng Ban bất động sản luôn cố gắng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trở thành một trong những trang bất động sản uy tín trong làng báo.
Với chức năng vừa tổ chức sản xuất nội dung, vừa kinh doanh, ban Bất động sản luôn nỗ lực cam kết doanh thu bù chi phí, thậm chí có lãi.
Chào mừng VNN tròn tuổi 20, ban bất động sản sẽ tiếp tục cố gắng hết sức mình cho sự phát triển và lớn mạnh của báo VietNamNet trong tương lai – tờ báo mạng hàng đầu Việt Nam.

Ban thành lập từ khi Báo ra đời. Trưởng ban là ông Nguyễn Lương Phán. Trưởng ban hiện tại là ông Nguyễn Đăng Tấn, sinh năm 1954, trình độ Thạc sỹ; tham gia viết báo từ những năm 1980, là cộng tác viên của nhiều tờ báo; đã được tặng giải thưởng về thể loại ký- phóng sự trong cuộc Thi viết về đề tài Lực lượng vũ trang nhân dân do Báo Quân đội nhân dân tổ chức. Ông Nguyễn Đăng Tấn cộng tác với Báo VietNamNet từ năm 2005 với nhiệm vụ tư vấn, năm 2007 về VietNamNet làm việc cho tới nay.

Các thành viên của Ban hiện tại: Phóng viên Trần Đức Toàn; Biên tập viên Bùi Thị Thu Hiền; Biên tập viên Lê Trường Kiên và Phóng viên tập sự Phạm Bắc.

Ban đã kêu gọi huy động các tổ chức kinh tế- xã hội, kêu gọi bạn đọc đóng góp giúp đỡ tiền bạc cho hàng nghìn hoàn cảnh khó khăn vượt cơn hiểm nghèo; giúp một số địa phương xây dựng cơ sở vật chất, như giúp xây nhà truyền thống ngành Thông tin ở Quảng Bình; xây trường ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Tuyên Quang; giúp xây dựng Nhà truyền thống cho 1 cơ sở ở “Thủ đô gió ngàn” Thái Nguyên.

Nhân Báo tròn 20 tuổi, Ban đã kêu gọi doanh nghiệp cùng đồng hành và quyên góp được số tiền 1 tỷ đồng xây dựng phòng chuyên dụng cho các đơn vị Bộ đội Biên phòng Lạng Sơn. Năm 2016, số tiền Báo VietNamNet huy động để làm công tác từ thiện đạt hơn 5 tỷ đồng.

Do thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, Ban Bạn đọc đã 2 lần đạt Danh hiệu “Đơn vị tiêu biểu- xuất sắc” của Báo VietNamNet.

Hé lộ bí mật khủng về nhóm “tiêu nhiều, hít ít”
“Anh ơi, bài của em anh viết xong chưa?” “Anh ơi, chúng em vẫn đang chờ bài anh nhé?”
“Sếp ơi, duyệt bài sớm nhé….” “Bài lại đổ bài hả sếp. Dịu dàng, nhẹ nhàng thế mà cũng đổ là sao ta?”
“Này, giải Báo chí Quốc gia 2016 năm ngoái nhóm đấy được 1 giải nhất, một giải ba. Năm nay lại ẵm giải nhất Báo chí Đối ngoại Quốc gia đấy. Khao to đi nhé….”

Có lẽ chỉ với chừng ấy thông tin thôi, mọi người sẽ nhận ra chúng tôi là nhóm Tuần Việt Nam với 7 nhân sự, già-trẻ, yếu-khỏe, gái-trai…. đủ đầy.

Năm nay VietNamNet tròn 20 năm, Tuần Việt Nam cũng tròn chẵn 10 năm tuổi. Ngay từ khi có mặt, chúng tôi đã chọn con đường là một sân chơi đa chiều với những bài phản biện thông minh, sắc sảo, dám chọn những tuyến đề tài khó, dám động chạm tới những “vùng cấm kỵ”… Thật khó có thể đếm xuể những bài viết trên Tuần Việt Nam đã góp phần tác động vào chính sách quốc gia, góp phần tích cực tạo nên vào những thành công của đất nước trong 30 năm Đổi Mới.

Những người đã làm ở Tuần Việt Nam trong suốt 10 năm qua dù đã đi hay đang ở lại vẫn luôn ngẩng cao đầu: chúng tôi là một phần không thể thiếu tạo nên ngôi nhà VietNamNet hôm nay.

Trang tin tiếng Anh của báo VietNamNet, với tên gọi VietNamNet Bridge, ra đời năm 2003 và là một trong những trang báo mạng tiếng Anh đầu tiên của Việt Nam.
Thiết lập phiên bản Tiếng Anh của VietNamNet là ý tưởng của cựu Tổng biên tập Nguyễn Anh Tuấn, người có rất nhiều ý tưởng sáng tạo và táo bạo. Đầu năm 2003, ban Tiếng Anh được thành lập, với 5 thành viên, gồm Trưởng ban Trần Thu Hương, ba biên dịch viên – biên tập viên người Việt và một biên tập viên người New Zealand, anh Dan Kirk.
Sau 7 tháng chuẩn bị, tờ báo chính thức đi vào hoạt động tháng 6 năm 2003, sau lễ công bố long trọng tại khách sạn Melia Hanoi, với tên gọi VietNamNet Bridge – Nhịp cầu nối Việt Nam và thế giới. Tại thời điểm đó, VietNamNet là tờ báo mạng đầu tiên của Việt Nam có trang tin Tiếng Anh.
Mục tiêu ban đầu của VietNamNet Bridge là đem đến bạn đọc là Việt kiều và người nước ngoài đang sống và làm việc tại Việt Nam, cũng như bạn đọc nước ngoài quan tâm tới Việt Nam những thông tin cập nhật về tình hình Việt Nam trên mọi lĩnh vực. Hiện tại, là một tờ báo trực thuộc bộ Thông tin & Truyền thông, nhiệm vụ thông tin đối ngoại là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của VietNamNet Bridge.
Sau 14 năm hoạt động, VietNamNet Bridge là một trong 3 tờ báo mạng Tiếng Anh hàng đầu tại Việt Nam hiện nay, với lượng bạn đọc ngày càng tăng và đối tượng bạn đọc đa dạng từ nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, VietNamNet Bridge là một trong những nguồn tin địa phương quan trọng nhất của cộng đồng người nước ngoài, các nhà đầu tư nước ngoài và các cơ quan ngoại giao nước ngoài ở Việt Nam.
Chúng tôi luôn tâm niệm là phải đặt mình ở vị trí của bạn đọc để có thể hiểu được bạn đọc muốn gì, cần gì, và từ đó đáp ứng tốt nhất nhu cầu của họ. Vì thế, bên cạnh việc biên dịch tin bài sẵn có từ nguồn Tiếng Việt, chúng tôi cũng thiết kế những tuyến bài riêng, phù hợp với mối quan tâm của bạn đọc nước ngoài về Việt Nam. Đây chính là đặc sản của VietNamNet Bridge mà không báo nào có. Những tuyến bài về môi trường kinh doanh ở Việt Nam, luật pháp Việt Nam liên quan tới đầu tư nước ngoài, tới Việt kiều, về tranh chấp Biển Đông, các điểm du lịch nổi tiếng ở Việt Nam, v.v… được bạn đọc khen ngợi và chia sẻ rất nhiều trên các mạng xã hội.
Chỉ với ba nhân viên chính thức và một biên tập viên nước ngoài, mỗi ngày VietNamNet Bridge xuất bản khoảng 50 tin bài của hơn 10 chuyên mục. Để đảm bảo số lượng, chất lượng, cũng như tính kịp thời của tin bài, chúng tôi luôn phải chạy đua với thời gian.
Nhiều biên tập viên nước ngoài đã rất ngạc nhiên trong ngày đầu làm việc với ban Tiếng Anh. Họ nói rằng khi đọc VietNamNet Bridge, họ nghĩ đây phải là một tờ báo lớn, với hàng chục phóng viên, biên tập viên. Nhưng khi đến tòa soạn, họ đã rất bất ngờ khi chỉ thấy “three ladies” ngồi cặm cụi làm việc bên máy tính.
Công việc của chúng tôi là như vậy, không ồn ào nhưng luôn hối hả và bận rộn.

VietNamNet Bridge trong tương lai
Trong chặng đường 14 năm của mình, VietNamNet Bridge đã trải qua nhiều thay đổi về nhân sự và đường lối phát triển. Nhưng mục tiêu của tờ báo thì không hề thay đổi: là nhịp cầu nối Việt Nam với thế giới và đưa thương hiệu VietNamNet ra nước ngoài.
Từ khi VietNamNet trở thành tờ báo trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, chức năng tuyên truyền đối ngoại của trang Tiếng Anh được nhấn mạnh hơn. Điều này được thể hiện qua slogan mới của trang: Reflect a changing Vietnam (Phản ánh một Việt Nam đang thay đổi).
Trong thời gian tới, VietNamNet Bridge sẽ tiếp tục là nhịp cầu đưa hình ảnh một Việt Nam đang phát triển năng động và đưa thương hiệu VietNamNet tới bạn đọc quốc tế.
VietNamNet Bridge rất tự hào được đóng góp vào quá trình phát triển 20 năm qua của báo VietNamNet và chúng tôi sẽ tiếp tục cố gắng hết sức mình cho sự phát triển và lớn mạnh của báo VietNamNet trong tương lai – tờ báo mạng hàng đầu của Việt Nam.

Cùng với quá trình thành lập và phát triển của báo VietNamNet, Văn phòng đại diện tại TP.Hồ Chí Minh đã có những đóng góp tích cực, tham gia xây dựng thương hiệu và uy tín của báo VietNamNet ở các tỉnh phía Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
Tiếp nối truyền thống của VietNamNet và thành quả từ trí tuệ, công sức gầy dựng của lớp đàn anh, đàn chị có mặt từ những ngày đầu tiên hoạt động tại Văn phòng TP. Hồ Chí Minh, đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên phía Nam luôn phát huy vai trò, trách nhiệm, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của Ban Biên tập giao cho.
Thêm độ tuổi trưởng thành, trong niềm vui chung - 20 năm thành lập báo VietNamNet, tập thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên Văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh tăng thêm niềm tin, lòng tự hào, nỗ lực hơn, kịp thời phản ánh nhiều thông tin chính xác, đa dạng, hấp dẫn, đáp ứng yêu cầu chung của bạn đọc.

Những ngày này, khi VietNamNet đang tất bật với những hoạt động chào đón tuổi 20, VietNamNet TV cũng sẵn sàng bước vào tuổi 13.
Ra đời ngày 19-12-2004, VietNamNet TV đã đồng hành cùng chặng đường 12/ 20 năm của VietNamNet, cùng hoà âm vào những nốt trầm bổng trong bản nhạc VietNamNet đầy màu sắc. Nếu VietNamNet ghi dấu ấn là tờ báo điện tử đầu tiên ở Việt Nam thì VietNamNet TV là kênh truyền hình đầu tiên phát trên Internet. Năm 2004, lần đầu tiên độc giả có thể xem video các chương trình truyền hình một cách chủ động trên Internet theo sở thích và nhu cầu của mình. VietNamNet TV lúc đó có một lực lượng hùng hậu với hơn 100 người.
Thủ lĩnh đầu tiên của VietNamNet TV, nhà báo Nguyễn Kim Trung, đã tập hợp và đào tạo được những gương mặt xuất sắc trong lĩnh vực truyền hình, đưa VietNamNet TV từ một kênh không "số má" thành một kênh truyền hình được nhiều độc giả biết đến. Những ngày đầu tiên ấy, VietNamNet TV có nhiều nội dung độc đáo, sáng tạo được phát rộng rãi không chỉ trên VietNamNet TV mà còn được các kênh lớn như VTV phát sóng. Qua nhiều giai đoạn, nhiều lần thay đổi nhân sự và mục tiêu phát triển, VietNamNet TV hiện còn 10 người, trong đó có những 5x, 7x, 8x, những người đóng góp cho hoạt động của VietNamNet TV từ những ngày đầu, và cũng có những 9X rất mới, rất trẻ.
Ở tuổi 20 của VietNamNet, có rất nhiều trăn trở và nuối tiếc cho những chữ "đầu tiên". Bởi có lẽ ai cũng hiểu, đầu tiên không có nghĩa là mãi mãi. Cũng giống như những mối tình, tình đầu rất đẹp, nhưng tình cuối mới thực sự vững bền. Và nếu được lựa chọn, ai cũng muốn làm tình cuối của đối tượng mình yêu thương.
VietNamNet nói chung và VietNamNet TV nói riêng luôn mong muốn trở thành "tình cuối" mãi mãi trong tâm trí và trái tim hàng triệu độc giả.

Báo VietNamNet có mặt từ rất sớm tại Bắc Trung Bộ, từ những năm 2006, 2007. Thời điểm đó phóng viên thường trú là một khái niệm không phổ biến ở các địa phương, nhất là báo điện tử.
Ngay từ khi mới có mặt tại Bắc Trung Bộ, khởi đầu là Hà Tĩnh, phóng viên thường trú lúc đó là nhà báo Bùi Thống đã gây dựng được tiếng vang, sự ảnh hưởng lớn của tờ báo đối với địa bàn. Bạn đọc Hà Tĩnh và khu vực này dần biết đến báo điện tử một cách thông dụng qua loạt bài “Xà xẻo tiền cứu trợ lũ lụt ở Hà Tĩnh”, và đặc biệt những lần tác nghiệp bão, lũ năm 2007, 2008.
Thời kỳ tiếp theo, PV Duy Tuấn được tòa soạn phân công thường trú tại Hà Tĩnh, tổ chức tin bài, xây dựng hệ thống cộng tác viên tại 6 tỉnh Bắc Trung Bộ. Dần dần, hệ thống PV, CTV tại Bắc Trung Bộ đã đi vào quy củ, có thương hiệu tại địa phương thường trú, trải dài từ Thanh Hóa cho tới Đà Nẵng. Ngoài khu vực Bắc Trung Bộ, báo VietNamNet còn có phóng viên thường trú tại Hải Phòng (PV Nguyễn Thu Hằng); Đà Nẵng (PV Cao Văn Thái); Tây Nguyên (PV Lê Văn Lệ) và ĐBSCL (PV Đặng Hoài Thanh).
Trong nhiều năm qua, ngoài những đóng góp chuyên môn cho tòa soạn với nhiều loạt bài đạt giải thưởng lớn thì khu vực Bắc trung bộ vẫn tự hào là nơi đào tạo ra nhiều cộng tác viên có chất lượng cho tòa soạn.
Từ thế hệ Hoành Sang, Duy Tuấn, tới sau này có Cao Thái, Văn Đức, Văn Bình, Quốc Huy, đã được toà soạn tin dùng và sử dụng tại các khu vực, trở thành những phóng viên chính thức của VietNamNet. Và giờ đây, những Lê Dương, Quang Thành, Hải Sâm, Thiện Lương, Lê Minh đang tiếp bước, phấn đấu trở thành nhân sự chính thức của báo.

Ban Sản xuất nội dung Giá trị gia tăng - Cầu nối giữa Khối Nội dung và Khối Kinh doanh
Ban SXND được thành lập năm 2008, khi thị trường truyền thông đang ở giai đoạn định hình và Khối Kinh doanh của báo còn non trẻ. Các biên tập viên SXND, xuất thân là những phóng viên đã vững vàng tác nghiệp trên nhiều mảng nội dung nhận nhiệm vụ hỗ trợ tối đa hoạt động sản xuất kinh doanh của tờ báo.
Trong Đại gia đình VietNamNet, vai trò của Ban SXND khá đặc thù khi tổ chức sản xuất tin bài truyền thông, quảng cáo phục vụ kinh doanh nhưng vẫn phải đảm bảo các giá trị nội dung của một tờ báo thương hiệu.
Cùng với việc viết và biên tập mảng tin truyền thông trên VietNamNet và các chuyên trang, Ban SXND xác định tiềm năng của những thị trường chưa được khai thác, cùng Khối Kinh doanh tìm kiếm khách hàng mới. Lên ý tưởng, xây dựng kế hoạch nội dung báo chí trong các hợp đồng truyền thông - quảng cáo, giúp Khối Kinh doanh đàm phán thành công.
Để đáp ứng nhu cầu truyền thông - quảng cáo ngày càng đa dạng của khách hàng, Ban SXND đã tham gia tư vấn chiến lược quảng bá hình ảnh và đào tạo nghiệp vụ báo chí - truyền thông cho nhiều doanh nghiệp. Cập nhật các xu hướng truyền thông, marketing mới nhất, các hình thức thể hiện mới của báo chí hiện đại: Infographic, eMagazine, clip... Từ đó, nâng cao uy tín - vị thế của khối Kinh doanh nói riêng, báo VietNamNet nói chung.

Ra đời cách đây 8 năm, Trung tâm truyền thông giải trí 2Sao được xây dựng nhằm đáp ứng mong muốn có một trang điện tử với nội dung giải trí hấp dẫn và uy tín. Dẫu biết trong 8 năm qua, 2Sao vẫn còn gặp nhiều thiếu sót, thậm chí không ít lần phải vượt "sóng dữ" để tồn tại và phát triển, nhưng tất cả phóng viên cũng như biên tập viên 2Sao hôm nay, ngày mai và chắc chắn trong tương lai sẽ luôn cố gắng đem đến cho độc giả những bài báo ấn tượng nhất, thông tin nhanh nhất. 2Sao kỳ vọng đã và luôn trở thành trang thông tin giải trí hàng đầu, góp phần khiến nền nghệ thuật Việt thêm phần sôi động và màu sắc.
Chặng đường dài với biết bao sự kiện đáng nhớ, cùng với đó là khó khăn, vất vả và cả niềm vui, nỗi tự hào, chứng tỏ cho mọi người thấy Đại gia đình VietNamNet đã luôn nỗ lực, cố gắng để có được tầm vóc và vị trí nhiều đồng nghiệp phải ngưỡng mộ. Thế nhưng, những thành công ở hiện tại chưa phải là đích đến cuối cùng. Trước sự cạnh tranh đến từ các đối thủ tiềm năng, 2Sao luôn tự hoàn thiện mình và vươn lên, vượt qua hiện tại gấp trăm, gấp nghìn lần. VietNamNet bước vào tuổi 20, 2Sao hy vọng sức mạnh đoàn kết sẽ giúp anh chị em trong mái nhà chung cùng nhau mạnh mẽ vượt bão, gặt hái liên tiếp thành công với tinh thần đoàn kết và gắn bó như tình thâm gia đình.

Chuyên trang Tintuconline ra đời khá sớm so với nhiều trang thông tin điện tử, định vị là một trang thông tin tổng hợp đa dạng các lĩnh vực như xã hội, kinh tế, đời sống, giải trí, thể thao, công nghệ v.v.. Thông tin đăng tải trên Tintuconline dễ đọc, dễ tiếp cận đối với độc giả ở mọi trình độ, mọi lứa tuổi. Đặc biệt, đối tượng độc giả chủ yếu của chuyên trang là các chị em phụ nữ mà chúng tôi hay gọi vui là “các mẹ bỉm sữa” ở độ tuổi từ 25 đến 35.
Chuyên trang Tintuconline do các nhà báo giàu kinh nghiệm phụ trách qua các thời kỳ, đó là nhà báo Hoàng Nhật Mai, Nguyễn Thị Hòa Bình và Đặng Thị Thanh Hương.
Trong suốt thời gian hoạt động, chính nhờ việc cập nhật thông tin nhanh, phong phú và hấp dẫn, Tintuconline có được một lượng độc giả lớn trung thành, gắn bó và thường xuyên tương tác với chuyên trang. Tintuconline còn được biết đến là một chuyên trang thường xuyên tổ chức các cuộc thi thú vị dành cho độc giả như các cuộc thi viết Mối tình đầu, Đôi mắt và cuộc sống, Tôi thay đổi, tôi hạnh phúc v.v…, và các cuộc thi ảnh Khoảnh khắc rạng ngời, Hành trình làm mẹ v.v… thu hút sự tham gia của bạn đọc trên mọi miền đất nước. Thông qua các phản hồi, chúng tôi vui mừng khi biết độc giả Tintuconline không chỉ ở Việt Nam mà còn ở khắp nơi trên thế giới như Mỹ, Canada, Đức, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Australia…
Tintuconline từng trải qua rất nhiều thời điểm khó khăn như thay đổi nhân sự, thiếu hụt nhân sự, trục trặc kỹ thuật, công việc không tiến triển như kỳ vọng. Tuy nhiên, vượt lên tất cả là quyết tâm cũng như cố gắng không ngừng của tất cả các thành viên Tintuconline cùng nhau chung vai gánh vác để giữ vững vị trí của chuyên trang và từng bước tăng trưởng hiệu quả.
Trong chặng đường 20 năm đầy ý nghĩa của VietNamNet, mỗi thành viên của Tintuconline đều đã trưởng thành hơn trong công việc và cuộc sống. Thời gian tới, đứng trước nhiều khó khăn và thách thức, đội ngũ Tintuconline sẽ tiếp tục nỗ lực khai thác thông tin hấp dẫn, hữu ích cùng với cải tiến hình thức thể hiện sinh động, hiện đại, để luôn là một trang thông tin điện tử hấp dẫn, thân thiện với độc giả. Chúc đại gia đình VietNamNet luôn đoàn kết, gắn bó và đạt nhiều thành tựu to lớn trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.

Là một trong những ban được thành lập ngay từ những ngày đầu của VietNamNet, trong suốt hai mươi năm qua, ban được thành lập vào tháng 2/2003, Tạp chí e-CHÍP đã tạo nên một cơn sốt, thổi vào làn gió mới trong cộng đồng yêu công nghệ thời bấy giờ. Với tiêu chí “Tin học như cơm bình dân”, dễ đọc, dễ hiểu, dễ ứng dụng, Tạp chí e-CHÍP đã “phủ sóng” khắp cả nước với hàng trăm ngàn ấn phẩm mỗi kỳ xuất bản, thu hút hàng ngàn cộng tác viên tham gia đóng góp viết bài. Tạp chí e-CHÍP được phát hành dưới 3 ấn phẩm hàng tuần: e-CHÍP Đọc xong vọc liền (thứ ba), e-CHÍP Mobile (thứ tư), e-CHÍP Tin học như cơm bình dân (thứ sáu). Đối tượng của e-CHÍP là giới trẻ, những người yêu thích công nghệ, thích vọc vạch máy tính, smartphone. Không chỉ dừng lại ở các ấn phẩm trên mặt báo, các chương trình của Tạp chí e-CHÍP tổ chức như Hiệp sĩ công nghệ thông tin, Ngôi nhà công nghệ thông tin, giải thưởng e-CHÍP ICT Award... đã tạo được tiếng vang và truyền thêm lửa nhiệt huyết cho những người đam mê công nghệ đóng góp cho cộng đồng.
Thực hiện xong sứ mệnh phổ cập hóa tin học, ấn phẩm báo giấy cuối cùng được Tạp chí e-CHÍP ra mắt bạn đọc vào cuối tháng 4/2016. Từ thời gian này trở đi, e-CHÍP chính thức dọn nhà “lên mây” tại địa chỉ www.echip.com.vn. Đây cũng là xu hướng chung của các báo công nghệ nói riêng và báo giấy nói chung trên thế giới. Tại e-CHÍP Online, người dùng có thể tìm thấy tất cả những thông tin hữu ích về công nghệ, viễn thông, internet. e-CHÍP Online sẽ là một mái nhà chung nơi những người yêu thích công nghệ có thể gặp gỡ giao lưu như đã từng gắn bó với nhau một thời trên Tạp chí e-CHÍP.

Chịu trách nhiệm nội dung

Phạm Anh Tuấn

Biên soạn

Vũ Huyền Linh
Phạm Thu Hà
Vũ Thị Dung

Biên tập

Vũ Huyền Linh

Ảnh

Lê Anh Dũng
Phạm Hải
Nguyễn Quyết Thắng
Minh Tuấn
Tư liệu báo
Các phóng viên VietNamNet

Đồ hoạ và code

Đỗ Diễm Anh
Lê Trung Hiếu
Võ Tú Uyên