Viettel Global đánh dấu cột mốc 15 năm đầu tư ra nước ngoài bằng việc vượt qua năm Covid-19 cực kỳ khó khăn với hầu hết các doanh nghiệp viễn thông (đi ngang hoặc tăng trưởng âm) nói chung nhưng riêng Viettel Global lại có kết quả kinh doanh rất bất ngờ. Ông có suy nghĩ gì về điều đó?
Chúng tôi không bất ngờ với kết quả năm vừa rồi của Viettel Global. 2020 là một năm đặc biệt, nhưng lại là môi trường thuận lợi của viễn thông và công nghệ thông tin. Covid-19 ảnh hưởng đến việc đi lại, nhưng nhu cầu viễn thông vẫn là thiết yếu, thậm chí còn “dày” hơn cả thiết yếu.
Bạn có thể chỉ ăn 3 bữa nhưng dùng các dịch vụ viễn thông thì gần như cả ngày. Trong thời điểm này, các giải pháp công nghệ thông tin kết hợp với viễn thông cũng sinh ra nhiều. Khi chúng ta thay đổi phương thức làm việc, kinh doanh, học tập, giải trí, ngoài viễn thông đường truyền ra thì cần có giải pháp công nghệ đi kèm. Viettel lại vừa là công ty viễn thông, vừa là công ty công nghệ, nên có cơ hội với cả 2 nhu cầu đó.
Còn một yếu tố quan trọng “rất Viettel” là càng gặp khó, người Viettel càng đoàn kết, quyết tâm, và nỗ lực hơn. Ví dụ điển hình là thị trường Tanzania - đã biến rất nhiều khó khăn thành động lực, giúp tỷ lệ tăng trưởng năm 2020 vọt lên tới 30%.
Tuy nhiên, nếu nhìn ở góc độ khác thì Covid-19 ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung, làm giảm thu nhập của người dân, tác động mạnh tới tiêu dùng. Song cơ bản, theo đánh giá của chúng tôi, xu hướng tăng trưởng vẫn trội hơn khi nhu cầu chuyển dịch từ khu vực này sang khu vực khác.
Ở đây, quan trọng là phải biết chớp thời cơ khi online lên ngôi. Bên cạnh đó là ý chí và sự quyết liệt trong công tác điều hành. Anh Dũng (ông Lê Đăng Dũng - Quyền Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel) vẫn đặt ra mục tiêu rất cao.
15 năm qua, Viettel Global vượt qua thách thức ở thị trường nước ngoài như thế nào?
Giai đoạn 2016-2021, sau 10 năm Viettel bắt đầu “đặt chân” ra nước ngoài thì xuất hiện trào lưu về công nghệ 4.0. Thế giới thay đổi chóng mặt, với sự chuyển dịch lớn trong xã hội về kinh tế, chính trị, văn hóa… Không quốc gia nào nằm ngoài sự thay đổi đó, và rủi ro thay đổi là rất lớn.
Viettel vừa phải thích ứng với công nghệ, xã hội vừa phải thích ứng với cách quản lý ngành mới ở các quốc gia và sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng - họ có xu hướng online rất mạnh, chưa kể các yếu tố cực đoan khác như thiên tai, dịch bệnh.
Đây là giai đoạn Viettel chỉ có thêm một thị trường mới là Myanmar. Lúc này, áp lực của quy mô bắt đầu xuất hiện. Các thị trường bắt đầu đa dạng, có thị trường cũ, có thị trường mới, có nơi có lợi nhuận, có nơi đang tăng trưởng, có nơi số hóa nhanh nhưng cũng có nơi chưa theo kịp, có nơi Arpu (tiêu dùng bình quân trên mỗi thuê bao) cao nhưng cũng có nơi còn thấp. Tình hình đòi hỏi Viettel phải nỗ lực thích nghi với sự đa dạng và có thay đổi trong cách làm.
Tuy nhiên, tổng kết lại, giai đoạn này vẫn rất tốt. So với các đối thủ lớn trên thế giới, Viettel đã tôi luyện được ý chí không thể bị quật ngã bất chấp các rủi ro không thể lường trước như thiên tai, bất ổn chính trị. Giai đoạn này cũng cho thấy nhiệt huyết, quyết tâm và khát vọng của người Viettel còn rất lớn, với cách làm linh hoạt và khác biệt.
- Viettel có ý định mở rộng ra những thị trường mới trong thời gian tới không?
- Lúc này thì chưa thể nói trước về tương lai, vì viễn thông cơ bản đã bão hòa và nhu cầu đang chuyển dịch. Những công ty làm dịch vụ số trên nền tảng viễn thông đang phát triển tốt hơn rất nhiều, nhưng nếu cơ hội tốt đến thì Viettel sẽ nghiên cứu đầu tư.
- Viettel đã bước sang giai đoạn phát triển thứ 4, với tầm nhìn “tiên phong, chủ lực kiến tạo xã hội số”. Tầm nhìn này được thể hiện tại các thị trường nước ngoài của Viettel như thế nào, thưa ông?
Việc đầu tư ra nước ngoài cũng là hoạt động mở rộng quan hệ quốc tế. Không chỉ kinh doanh, Viettel đem văn hóa, lịch sử, kiến thức, con người Việt Nam đến nước bạn, chứ không chỉ là những lời chào hỏi xã giao. Khi đầu tư ở các nước, người Viettel mang văn hoá Việt Nam tới nhiều ngõ ngách ở nước bạn.
Không gì thiết thực và cụ thể hơn khi người Viettel đi tới từng ngõ ngách sâu xa nhất, hiện diện, ăn ngủ ở đó, nấu cơm Việt Nam cho người bản xứ ăn, tổ chức các sự kiện văn hóa… không có cách nào lan tỏa tốt hơn như thế.
Có một lần, nhân ngày nhà báo Peru, cũng gần dịp Tết cổ truyền Việt Nam, tôi mời các nhà báo đến ăn cơm với những món ăn của tết cổ truyền như bánh chưng, giò, nem rán,… Các bạn đã rất ấn tượng và ngay trong đêm, các trang báo, facebook của các phóng viên đã miêu tả về Tết cổ truyền của Việt Nam, các món ăn đặc trưng của Việt Nam... Điều đó gây ấn tượng rất tốt đẹp với người dân Peru.
Ở bất kỳ thị trường nào đã đầu tư, Viettel cũng đóng góp cho người dân, chính phủ ở đó và điều này được thực hiện nhất quán từ trước. Kiến tạo xã hội số cũng vậy. Khi chưa có chuyển đổi số, Viettel mang đến dịch vụ viễn thông thiết yếu, xóa nhòa đi khoảng cách công nghệ giữa người giàu và người nghèo, giữa thành thị và nông thôn.
Đối với các chính phủ, Viettel hỗ trợ nhiều nền tảng xây dựng chính phủ điện tử hoặc công cụ quản lý, hạ tầng xã hội như cầu truyền hình, Internet trường học… Người dân cũng như Chính phủ các nước mà Viettel đầu tư có thể thấy rõ công ty Việt Nam đến không chỉ làm kinh doanh mà thực sự mang những điều tốt đẹp, đóng góp cho đất nước họ.
Từ 2016 đến nay, Viettel cũng thực hiện nhiều dự án chuyển đổi số hỗ trợ người dân, chính phủ các nước, kể cả ở thị trường châu Phi. Chúng tôi đưa những dịch vụ số đã phát triển tốt ở Việt Nam đến nước bạn để tạo ra sự chuyển biến trong xã hội mà nổi bật là ở Campuchia, Lào …
Thực tế, Viettel không chỉ tiên phong kiến tạo xã hội số ở Việt Nam mà cũng làm điều tương tự ở nhiều thị trường quốc tế mà chúng tôi đang đầu tư, kinh doanh.
Viettel Global đánh dấu cột mốc 15 năm đầu tư ra nước ngoài bằng việc vượt qua năm Covid-19 cực kỳ khó khăn với hầu hết các doanh nghiệp viễn thông (đi ngang hoặc tăng trưởng âm) nói chung nhưng riêng Viettel Global lại có kết quả kinh doanh rất bất ngờ. Ông có suy nghĩ gì về điều đó?
Chúng tôi không bất ngờ với kết quả năm vừa rồi của Viettel Global. 2020 là một năm đặc biệt, nhưng lại là môi trường thuận lợi của viễn thông và công nghệ thông tin. Covid-19 ảnh hưởng đến việc đi lại, nhưng nhu cầu viễn thông vẫn là thiết yếu, thậm chí còn “dày” hơn cả thiết yếu.
Bạn có thể chỉ ăn 3 bữa nhưng dùng các dịch vụ viễn thông thì gần như cả ngày. Trong thời điểm này, các giải pháp công nghệ thông tin kết hợp với viễn thông cũng sinh ra nhiều. Khi chúng ta thay đổi phương thức làm việc, kinh doanh, học tập, giải trí, ngoài viễn thông đường truyền ra thì cần có giải pháp công nghệ đi kèm. Viettel lại vừa là công ty viễn thông, vừa là công ty công nghệ, nên có cơ hội với cả 2 nhu cầu đó.
Còn một yếu tố quan trọng “rất Viettel” là càng gặp khó, người Viettel càng đoàn kết, quyết tâm, và nỗ lực hơn. Ví dụ điển hình là thị trường Tanzania - đã biến rất nhiều khó khăn thành động lực, giúp tỷ lệ tăng trưởng năm 2020 vọt lên tới 30%.
Tuy nhiên, nếu nhìn ở góc độ khác thì Covid-19 ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung, làm giảm thu nhập của người dân, tác động mạnh tới tiêu dùng. Song cơ bản, theo đánh giá của chúng tôi, xu hướng tăng trưởng vẫn trội hơn khi nhu cầu chuyển dịch từ khu vực này sang khu vực khác.
Ở đây, quan trọng là phải biết chớp thời cơ khi online lên ngôi. Bên cạnh đó là ý chí và sự quyết liệt trong công tác điều hành. Anh Dũng (ông Lê Đăng Dũng - Quyền Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel) vẫn đặt ra mục tiêu rất cao.
15 năm qua, Viettel Global vượt qua thách thức ở thị trường nước ngoài như thế nào?
Giai đoạn 2016-2021, sau 10 năm Viettel bắt đầu “đặt chân” ra nước ngoài thì xuất hiện trào lưu về công nghệ 4.0. Thế giới thay đổi chóng mặt, với sự chuyển dịch lớn trong xã hội về kinh tế, chính trị, văn hóa… Không quốc gia nào nằm ngoài sự thay đổi đó, và rủi ro thay đổi là rất lớn.
Viettel vừa phải thích ứng với công nghệ, xã hội vừa phải thích ứng với cách quản lý ngành mới ở các quốc gia và sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng - họ có xu hướng online rất mạnh, chưa kể các yếu tố cực đoan khác như thiên tai, dịch bệnh.
Đây là giai đoạn Viettel chỉ có thêm một thị trường mới là Myanmar. Lúc này, áp lực của quy mô bắt đầu xuất hiện. Các thị trường bắt đầu đa dạng, có thị trường cũ, có thị trường mới, có nơi có lợi nhuận, có nơi đang tăng trưởng, có nơi số hóa nhanh nhưng cũng có nơi chưa theo kịp, có nơi Arpu (tiêu dùng bình quân trên mỗi thuê bao) cao nhưng cũng có nơi còn thấp. Tình hình đòi hỏi Viettel phải nỗ lực thích nghi với sự đa dạng và có thay đổi trong cách làm.
Tuy nhiên, tổng kết lại, giai đoạn này vẫn rất tốt. So với các đối thủ lớn trên thế giới, Viettel đã tôi luyện được ý chí không thể bị quật ngã bất chấp các rủi ro không thể lường trước như thiên tai, bất ổn chính trị. Giai đoạn này cũng cho thấy nhiệt huyết, quyết tâm và khát vọng của người Viettel còn rất lớn, với cách làm linh hoạt và khác biệt.
- Viettel có ý định mở rộng ra những thị trường mới trong thời gian tới không?
- Lúc này thì chưa thể nói trước về tương lai, vì viễn thông cơ bản đã bão hòa và nhu cầu đang chuyển dịch. Những công ty làm dịch vụ số trên nền tảng viễn thông đang phát triển tốt hơn rất nhiều, nhưng nếu cơ hội tốt đến thì Viettel sẽ nghiên cứu đầu tư.
- Viettel đã bước sang giai đoạn phát triển thứ 4, với tầm nhìn “tiên phong, chủ lực kiến tạo xã hội số”. Tầm nhìn này được thể hiện tại các thị trường nước ngoài của Viettel như thế nào, thưa ông?
Việc đầu tư ra nước ngoài cũng là hoạt động mở rộng quan hệ quốc tế. Không chỉ kinh doanh, Viettel đem văn hóa, lịch sử, kiến thức, con người Việt Nam đến nước bạn, chứ không chỉ là những lời chào hỏi xã giao. Khi đầu tư ở các nước, người Viettel mang văn hoá Việt Nam tới nhiều ngõ ngách ở nước bạn.
Không gì thiết thực và cụ thể hơn khi người Viettel đi tới từng ngõ ngách sâu xa nhất, hiện diện, ăn ngủ ở đó, nấu cơm Việt Nam cho người bản xứ ăn, tổ chức các sự kiện văn hóa… không có cách nào lan tỏa tốt hơn như thế.
Có một lần, nhân ngày nhà báo Peru, cũng gần dịp Tết cổ truyền Việt Nam, tôi mời các nhà báo đến ăn cơm với những món ăn của tết cổ truyền như bánh chưng, giò, nem rán,… Các bạn đã rất ấn tượng và ngay trong đêm, các trang báo, facebook của các phóng viên đã miêu tả về Tết cổ truyền của Việt Nam, các món ăn đặc trưng của Việt Nam... Điều đó gây ấn tượng rất tốt đẹp với người dân Peru.
Ở bất kỳ thị trường nào đã đầu tư, Viettel cũng đóng góp cho người dân, chính phủ ở đó và điều này được thực hiện nhất quán từ trước. Kiến tạo xã hội số cũng vậy. Khi chưa có chuyển đổi số, Viettel mang đến dịch vụ viễn thông thiết yếu, xóa nhòa đi khoảng cách công nghệ giữa người giàu và người nghèo, giữa thành thị và nông thôn.
Đối với các chính phủ, Viettel hỗ trợ nhiều nền tảng xây dựng chính phủ điện tử hoặc công cụ quản lý, hạ tầng xã hội như cầu truyền hình, Internet trường học… Người dân cũng như Chính phủ các nước mà Viettel đầu tư có thể thấy rõ công ty Việt Nam đến không chỉ làm kinh doanh mà thực sự mang những điều tốt đẹp, đóng góp cho đất nước họ.
Từ 2016 đến nay, Viettel cũng thực hiện nhiều dự án chuyển đổi số hỗ trợ người dân, chính phủ các nước, kể cả ở thị trường châu Phi. Chúng tôi đưa những dịch vụ số đã phát triển tốt ở Việt Nam đến nước bạn để tạo ra sự chuyển biến trong xã hội mà nổi bật là ở Campuchia, Lào …
Thực tế, Viettel không chỉ tiên phong kiến tạo xã hội số ở Việt Nam mà cũng làm điều tương tự ở nhiều thị trường quốc tế mà chúng tôi đang đầu tư, kinh doanh.