Những ai từng trải qua cảnh bật 3G/4G để vào mạng tìm thông tin cần thiết, rồi vội vàng tắt 3G/4G và soạn cú pháp kiểm tra dung lượng data còn lại… mới thấu hiểu, data tốc độ cao từng đắt đỏ như thế nào.

Ông Tín ngồi trên chiếc xe máy Dream cũ, né ánh nắng hè gay gắt dưới một tán cây to gần cổng trường tiểu học Nguyễn Siêu (Hà Nội) và xem lại một trận bóng đá trên chiếc smartphone. Đây là những phút nghỉ ngơi của ông già trong lúc chờ “nổ” cuốc giao hàng tiếp theo.

Ông Tín làm “shipper” cho hãng G. Chạy cả tháng, số tiền ông kiếm được cũng vừa đủ để 2 vợ chồng già sống tằn tiện.

Để làm công việc này, đầu tiên là ông phải có một chiếc smartphone kết nối Internet, cài ứng dụng G. Ông Tín tính toán rất chi li, ngoài tiền xăng xe, chi phí mỗi tháng còn là khoảng 200 trăm nghìn cho điện thoại. Với vài GB mỗi tháng, ông có thể online cả ngày nhận cuốc, gọi online cho khách để bớt tiền cước điện thoại và thỉnh thoảng đọc báo, xem video lúc nghỉ ngơi.

Nhưng ông Tín không dám dùng nhiều. Có lần, mải xem video trên Youtube mà không biết đã hết data, ông “mất toi” gần trăm nghìn tiền cước ngoài gói. Xót ruột quá, lúc nào ông già cũng nơm nớp lo lắng hết mạng.

Trong lần ship hàng cho Quốc Anh và than thở với cậu bé vì hết mạng tốc độ cao nên dẫn đến chậm trễ, ông Tín mới biết đến gói cước ST15K và ST30K của Viettel. Chỉ mất 15.000 - 30.000 đồng, ông có thể truy cập Internet siêu tốc với dung lượng tới 3GB và 7GB trong vòng 3-7 ngày.

Với số tiền như cũ cho mỗi tháng, dùng ST120K, ông có hẳn 28GB, thoải mái online, xem video cả ngày.

Quốc Anh học ngành kiến trúc. Cậu biết đến gói cước ST lúc đang thực tập tại một công trình xây dựng. Hồi đó, Quốc Anh được bố mẹ cho 3 triệu đồng tiền sinh hoạt mỗi tháng.

Cậu chi 70.000 đồng gói cước Mimax sinh viên của Viettel có vài GB data mỗi tháng. Vì vậy, Quốc Anh luôn cố gắng dùng data thật dè xẻn vì công việc của cậu cần phải online liên tục và tải rất nhiều mail công việc.

“Lúc nào em cũng nhấp nhổm tìm chỗ có wifi quanh công trình để làm việc”- Quốc Anh kể lại - “Sinh viên kiến trúc mất thêm nhiều khoản chi phí cho học phẩm, giấy bút vẽ, in ấn… nên ngoài khoản tiền bố mẹ cho, em cũng phải đi làm thêm để trang trải thêm tiền sinh hoạt”.

Sau này khi Viettel cung cấp các gói cước Siêu Tốc, Quốc Anh hết cảnh nhấp nhổm vì ngồi đâu cũng đầy ắp data.

Ông Tín hay Quốc Anh chỉ là 2 trong số hàng triệu người Việt Nam đã thay đổi thói quen sử dụng 3G/4G kể từ khi các gói cước Siêu Tốc ST của Viettel ra đời. Thay vì được cung cấp vài GB/tháng, họ được tiêu dùng trung bình 1 GB/ngày.

Vài năm trước đây, gói cước data phổ biến của các nhà mạng trên thị trường là loại 70.000 đồng dùng 1 tháng được 600MB data tốc độ cao (3G hoặc 4G). Nếu tiêu thụ hết data trong gói, khách hàng được dùng tiếp data ở tốc độ thấp và không bị tính thêm cước. Thế nhưng, việc lướt web đặc biệt là Facebook mà không hiển thị được ảnh hay video và xem Youtube thì không được… đã tạo nên không ít bất tiện.

Trong khi data tốc độ cao ngày càng trở nên quan trọng trong cuộc sống vì nhu cầu thông tin trực tuyến rất cao và các ứng dụng công nghệ đem đến nhiều dịch vụ mới ngày càng thiết yếu, thì 600MB data cho một tháng là con số quá ít đối với những cư dân thành thị.

Sau đó năm 2018, các nhà mạng, mà dẫn đầu là Viettel đã chủ động tăng 5 lần lưu lượng thành 3GB tốc độ cao cho khách hàng mà vẫn giữ nguyên giá. Nhưng, thực tế cùng với sự ra đời của mạng 4G Viettel rộng khắp trên khắp các hang cùng ngõ hẻm, nỗi bức xúc phải nhịn data giống như chiếc lò xo bị nén.

Một năm sau, vào trước đợt nghỉ 30/4 - 1/5/2019, Viettel lại tung ra gói siêu tốc siêu rẻ ST15K, ST30K. Chỉ 15.000 đồng có 3 GB để dùng trong 3 ngày, tương đương 30GB/tháng - gấp 10 lần con số trước đó và gấp tới 30 lần những năm trước đó.

“Người ta chỉ có thể tăng thêm 20%, 50%, hiếm hoi là 4-5 lần, chứ không doanh nghiệp nào dám đưa ra một sản phẩm mới, tăng lượng lên gấp 20 - 30 lần” - một chuyên gia trong ngành viễn thông nhận xét.

Về phía người dùng - những người hưởng lợi nhất từ sản phẩm siêu tốc siêu rẻ của Viettel - họ chỉ có thể nói rằng: Quá đã!

Việc đưa ra một sản phẩm đột phá chỉ là bước đầu tiên. Chưa kể, sau khi Viettel tiên phong với ST15K thì sau đó các nhà mạng khác cũng dần dần đưa ra những gói data tương tự.

Để thực sự bứt phá và tạo ra gói cước quốc dân với hơn 10 triệu người dùng chỉ sau 1 năm ngắn ngủi, Viettel cần có thêm nhiều biện pháp hỗ trợ cũng như hạ tầng đi kèm để giúp bùng nổ.

Về chất lượng dịch vụ, Viettel được đánh giá là nhà mạng cung cấp dịch vụ data với tốc độ cao, vùng phủ rộng và chất lượng ổn định nhất Việt Nam theo báo cáo trong nhiều năm qua của các đơn vị đo kiểm quốc tế uy tín như SpeedTest, OpenSignal và IDG. Tốc độ trung bình tải dữ liệu (download) của mạng 3G/4G Viettel đạt 18,5Mbps. vượt trội trên thị trường.

Về marketing, Viettel đã dùng cách chơi chữ để tạo ra chiến dịch “Đừng mất mạng (sống) vì mất mạng (Internet)” với gương mặt đại diện là hotgirl của “Em chưa 18” - Kaity Nguyễn. Việc sử dụng Kaity Nguyễn và các video vui nhộn cho thấy mục tiêu của Viettel là nhóm đối tượng người dùng trẻ. Và không dừng lại ở một vài kênh truyền thông như vậy, Viettel tiếp tục sử dụng những người nổi tiếng khác trên các nền tảng mạng xã hội để quảng bá cho gói cước này.

Kết hợp với TikTok, Viettel tổ chức một thử thách với hashtag “ST15K cứu mạng”. Việc chèn hiệu ứng vui nhộn, thú vị này đã khiến cho người dùng muốn thử diễn và tạo ra clip hài hước cho riêng mình. Chỉ trong 6 ngày, #st15kcuumang đã đạt hơn 30 triệu lượt view, đồng thời cán mốc 51.000 video tạo ra bởi người dùng. Cuộc thi nhận được sự ủng hộ chưa từng có trong cộng đồng TikTok.

Việc thực hiện marketing sáng tạo trên TikTok từ rất sớm, kết hợp với nhiều cách thức tiếp thị khác biệt khác cũng giúp các gói cước Siêu Tốc mà nổi bật nhất là ST15K, nhanh chóng trở thành gói cước data quốc dân.

Theo thông tin từ Viettel, các gói cước trong hệ “Siêu tốc” ST chính thức vượt con số hơn nửa triệu người dùng mỗi ngày tại Việt Nam vào cuối tháng 5/2020 - con số lớn nhất từ trước đến nay với một gói cước data.

Nhưng quan trọng hơn con số đó là việc các gói cước ST đã làm bùng nổ việc sử dụng data ở Việt Nam. Với sự thành công của người tiên phong Viettel, các nhà mạng khác phải chạy đua đưa ra những gói cước tương đương. Và tất yếu, mặt bằng giá cước data 4G giảm mạnh so với thời gian trước.

Nếu như trước đây, người dùng Việt Nam phải “dè xẻn” data từng chút một, mà nói đúng hơn là phải “nhịn data”, đi đến đâu cũng phải hỏi mật khẩu để đăng nhập vào wifi thì giờ đây với ST, ai cũng có thể dùng thoải mái mà không cần… nhịn.

Ông Tín shipper không còn xót ruột khi bị trừ cước quá mức. Những vất vả ngày nắng nóng của ông có thể được bù đắp bằng những phút tận hưởng trọn vẹn đam mê xem Youtube. Anh sinh viên mới ra trường Quốc Anh bớt được phần nào chi phí cho việc học hành và có thể tập trung làm việc, không phải lo lắng giữa đường hết mạng, không hoàn thành được công việc.

Giờ đây, với những người đã biết tới các gói cước ST của Viettel, việc sử dụng 4G mọi lúc mọi nơi trên smartphone là việc “không phải nghĩ” và “không phải nhịn”. Tiêu dùng data trên smartphone cũng bùng nổ với tốc độ chóng mặt tại Việt Nam cùng với sự xuất hiệu của “Siêu tốc”.

Trước đây, Viettel từng tạo nên cuộc cách mạng về cước điện thoại di động với thoại và SMS, giờ Viettel lại tạo ra cuộc cách mạng về data, tiếp tục đưa những dịch vụ xa xỉ trở thành bình dân, để mọi người ở mọi vùng đất đều có thể sử dụng Internet tốc độ cao với giá rẻ.

Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc tiếp cận tri thức và công cụ mới là điều bắt buộc để các “công dân số” có thể tồn tại, phát triển và xây dựng nên một xã hội số. Và nếu không có data tốc độ cao trên smartphone, mọi thứ sẽ chỉ là tưởng tượng.